1/ Đặc điểm của môi trường. 2/ Cư trú của con người PH ̀N II: Chương VI: Châu Phi. Bài 26: Thiên nhiên Châu Phi 1/ Vị trí địa lí , diện tích 2/ Địa hình , khoáng sản. Bài 27: Thiên nhiên Châu Phi ( tt) 3/Khí hậu. 4/ Các đặc điểm khác của môi trường. Bài: 29: Dân cư xã hội Châu Phi. b/ Dân cư Bài 30: Kinh tê Châu Phi. 1/Nông nghiệp. 2/Công nghiệp. Bài 31: Kinh tế Châu Phi (tt) 3/ Dịch vụ 4/Đô thị hóa. Bài 32&32: Các khu vực Châu Phi. 1/ Khu vực Bắc. 2/ Khu vực Trung phi. 3/ Khu vực Nam phi ai soạn giùm mình với
2 câu trả lời
1/ Đặc điểm của môi trường: Môi trường hoang mạc, môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa, môi trường địa trung hải, môi trường nhiệt đới, môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường đới lạnh
2/ Cư trú của con người: con người cư trú ở những nơi có khí hậu thuận lợi
PH ̀N II: Chương VI: Châu Phi.
Bài 26: Thiên nhiên Châu Phi
1/ Vị trí địa lí , diện tích
Vị trí địa lý: Châu Phi nằm trong khoảng hai chí tuyến
Diện tích: 30.370.000 km²
2/ Địa hình , khoáng sản.
Địa hình chủ yếu là bồn địa và sơn nguyên
- Dầu mỏ tập trung ở bắc phi.
Các khoáng sản còn lại tập trung ở Trung và Nam Phi.
Bài 27: Thiên nhiên Châu Phi ( tt)
3/Khí hậu: Nóng ẩm
4/ Các đặc điểm khác của môi trường: Nóng, nhiệt độ cao
Bài: 29: Dân cư xã hội Châu Phi.
b/ Dân cư: dân cư đông đúc tuy nhiên thường tập trung ở ven biển và những nơi có đk thời tiết thuận lợi
Bài 30: Kinh tê Châu Phi.
1/Nông nghiệp: Lạc hậu, vẫn còn canh tác theo phương pháp cũ
2/Công nghiệp: Lạc hậu, chỉ chiếm 2% sản lượng công nghiệp trên toàn thế giới
Bài 31: Kinh tế Châu Phi (tt)
3/ Dịch vụ: Cơ sở hạ tầng yếu kém
4/Đô thị hóa: Tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng ko tương xứng với tốc độ tăng trưởng kt
Bài 32&32: Các khu vực Châu Phi.
1/ Khu vực Bắc: phần lớn có khí hậu khắc nghiệt, dồi dào về dầu mỏ
2/ Khu vực Trung phi: đông dân nhất và nghèo nhất
3/ Khu vực Nam phi: Chênh lệch khá lớn giữa các nền kinh tế
Câu 1: Đặc điểm của môi trường.
-Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Câu 2: Cư trú của con người
-Các vùng núi trên thế giới thường là nơi cư trú của các dân tộc ít người. Do độ dốc lớn, đi lại khó khăn, nên họ thường sống rải rác men theo sườn núi hay dưới thung lũng. Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở vùng núi thấp có khí hậu mát mẻ và nhiều lâm sản. Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ lại ưa sống ở độ cao trên 3000m là nơi có nhiều vùng đất bằng phẳng, thuận tiện cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Ở vùng Sừng châu Phi có khí hậu nóng và khô, người ti ô-pi-a sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió có nhiều mưa, khí hậu mát mẻ trong lành
PHẦN II: Chương VI:Châu Phi
Bài 26: Thiên nhiên Châu Phi
Câu 1:Vị trí địa lí , diện tích
-Châu Phi là phần lớn nhất trong số 3 phần nổi trên mặt nước ở phía nam của bề mặt Trái Đất. Nó bao gồm khu vực bao quanh một diện tích khoảng 30.221.532 km² (11.668.599 mi²) tính cả các đảo. ... Về mặt địa lý thì bán đảo Sinai của Ai Cập nằm về phía đông kênh đào Suez (thông thường cũng được coi như là thuộc châu Phi).
Câu 2: Địa hình,khoáng sản
-Địa Hình
⇒Địa hình Châu Phi há đơn giản,toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ,cao trung bình 750m
⇒Phần đồng được nâng lên mạnh,nền đá bị nức vỡ tạo thành nhiều thung lũng sâu,nhiều hố dài và hẹp
⇒Có ít núi cao,và đồng bằng nhỏ hẹp,phân bố chủ yếu ở ven biển
⇒Hướng nghiêng chính của địa hình là hướng Đông Nam-Tây Bắc
-Khoáng sản
Châu phi có nguồn khoáng sản phong phú,dầu mỏ,khí đốt,vàng,kim cương,uranium,sắt,đồng phát,...
Bài 27: Thiên nhiên Châu phi (tt)
Câu 3: Khí hậu
⇒Châu Phi có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C, thời tiết ổn định. Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển. Sa mạc Sahara là hoang mạc cát lớn nhất thế giới.
Câu 4: Các đặc điểm khác của môi trường
-Môi trường xích đạo ẩm với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm, gồm bồn địa Công-gô và miền duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
Hai môi trường nhiệt đới, càng xa Xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa và xavan cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xavan là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ…) và Élr.g vật ăn thịt (sư tử, báo gấm…).
Hai môi trường hoang mạc, gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở phía bắc và hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở phía nam. Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất li-m. biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Thực, động vật nghèo nàn.
Hai môi trường địa trung hải ở phần cực Bắc và phần cực Nam châu Phi. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô. Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng.
Bài 29.Dân cư xã hội Châu Phi
b/ Dân cư
⇒Dân cư: 1.384.087.771 (tháng 10/2021)
Bài 30: Kinh tế Châu Phi.
1/ Nông nghiệp
Nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng của kinh tế châu Phi, chiếm 2,4% GDP của Equatorial Guinea, 70% GDP của Liberia, và khoảng 15% GDP của lục địa này.
2/ Công Ngiệp
Tuy có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhưng phần lớn các nước châu Phi có nền công nghiệp chậm phát triển. Giá trị sản lượng công nghiệp của châu Phi chỉ chiếm 2% toàn thế giới. Ngoài ngành khai khoáng truyền thống, nhiều nước châu Phi chỉ phát triển công nghiệp thực phẩm và lắp ráp cơ khí.
Bài 31 : Kinh tế Châu Phi (tt)
3/ Dịch vụ
Lệ phí qua kênh đào Xuy-ê là nguồn thu ngoại tệ lớn của Ai Cập.
Hầu hết các nước châu Phi có hoạt động kinh tế đối ngoại tương đôi đơn giản, chủ yếu là nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá cho các nước tư bản.
Do công nghiệp kém phát triển nên phần lớn các nước châu Phi phải xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu chưa chế biến và nhập máy móc. thiết bị, hàng tiêu dùng.
Các nông sản xuất khẩu chủ yếu là cà phê, ca cao, lạc. dầu cọ, bông. Trong khi đó châu Phi vẫn phải nhập một lượng lương thực rất lớn.
Khoảng 90% thu nhập ngoại tệ của nhiều nước ờ châu Phi là nhờ xuất khẩu nông sản, khoáng sản. Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, nhiều nông sản và khoáng sản chủ yếu của châu Phi bị giảm giá trên thị trường thế giới, làm cho nền kinh tế nhiều nước châu Phi rơi vào khủng hoảng.
Du lịch cũng là hoạt động đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước ở châu Phi (Ai Cập, Kê-ni-a...)
4/ Đô thị hóa
Tốc độ đô thị hoá ở châu Phi khá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp. ... Bùng nổ dân số đô thị là kết quả của gia tăng dân số tự nhiên cao, cùng với sự di dân ồ ạt từ nông thôn vào các thành phố lớn vì lí do thiên tai xung đột tộc người, xung đột biên giới...
Bài 32 : Các khu vực Châu Phi
1/ Khu vực bắc .
Bắc Phi là khu vực cực Bắc của lục địa châu Phi, ngăn cách với khu vực châu Phi hạ Sahara bởi sa mạc Sahara. Về mặt địa lý, định nghĩa của Liên Hợp Quốc về Bắc Phi bao gồm 7 quốc gia: Tunisia, Algérie, Ai Cập, Libya, Maroc, Sudan, Tây Sahara
2/ Khu vực Trung Phi.
Cộng hòa Trung Phi (tiếng Pháp: République Centrafricaine; tiếng Sango: Ködörösêse tî Bêafrîka) là một quốc gia tại miền trung châu Phi. Cộng hòa Trung Phi giáp Tchad về phía Bắc, phía Đông giáp Sudan và Nam Sudan, phía Nam giáp Cộng hòa Dân chủ Congo và Cộng hòa Congo, phía Tây giáp Cameroon. Đây là một quốc gia không giáp biển và có diện tích là 622.436 kilômét vuông. Bangui là thủ đô và là thành phố lớn nhất quốc gia này.
3/ Khu vực Nam Phi.
Khu vực Nam Phi có độ cao trung bình hơn l000 m. Phần trung tâm trũng xuống tạo thành bồn địa Ca-la-ha-ri. Phần đông nam được nâng lên rất cao tạo thành dãy Đrê-ken-béc, ăn ra sát biển, cao hơn 3000m, tựa như một bức thành đồ sộ.
Chúc bn học tốt!