1. Chia độ pH nước nuôi thủy sản như thế nào? 2. Nước tốt có các số chỉ số nhiệt độ, độ trong và độ pH như thế nào?
1 câu trả lời
Trước tiên Chúng ta cần biết rõ. Độ pH là gì? Độ PH chính là độ axit hay độ chua của nước, và giá trị pH biểu diễn cũng chính là giá trị biểu diễn cho sự hiện diện của ion H+ trong môi trường (nước hoặc đất). giá trị đó được biểu diễn như sau:
PH là một chỉ số xác định tính chất hoá học của nước. Thang pH chỉ từ 0-14
pH = 7: môi trường trung hòa
pH < 7: môi trường axit (chua)
pH > 7: môi trường kiềm
Ví dụ
pH nước biển: 8,0 - 8,1
pH nước chanh: 2,4
pH mưa axit: <5,5
Nước mang tính A xit (PH thấp) thường do các nguyên nhân địa lý gây ra, ví dụ như mưa a xít, Người ta thường đo độ pH của nguồn nước để:
· Đánh giá khả năng ăn mòn kim loại đối với đường ống, các vật chứa nước.
· Đánh giá nguy cơ các kim loại có thể hoà tan vào nguồn nước như chì, đồng, sắt, cadmium, kẽm… có trong các vật chứa nước,trong đường ống.
Những ảnh hưởng của độ pH là:
- Ảnh hưởng của pH tới sức khoẻ: Trong nước uống, pH hầu như rất ít ảnh hưởng tới sức khoẻ, trừ khi cho trẻ nhỏ uống trực tiếp, trong thời gian tương đối dài (ảnh hưởng đến hệ men tiêu hoá). Tuy nhiên tính a xít (hay tính ăn mòn) của nước có thể làm gia tăng các ion kim loại từ các vật chứa, gián tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Dấu hiệu để chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhất đó là: các vết mờ màu xanh rêu trên các vật chứa bằng đồng, các vết nâu đỏ trên các vật bằng sắt thép
Ảnh hưởng của pH tới sinh vật sống trong nước (đặc biệt trong nuôi trồng thủy sản): Trong nuôi trồng thủy sản, độ pH trong nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố lý, hóa, sinh của môi trường và sức khỏe của thủy sản.
pH thích hợp cho nước trong ao hồ nuôi tôm sú là pH = 7,2 - 8,8. Tốt nhất là trong khoảng 7,8 - 8,5
pH trong ngày không nên biến động quá 0.5. Nếu pH biến động lớn có thể làm tôm, cá bị sốc, yếu và bỏ ăn.
Nếu pH cao hay thấp kéo dài sẽ làm tôm chậm tăng trưởng, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, hao hụt.
Một số biện pháp đơn giản để điều chỉnh pH trong nước:
1. sử dụng Bộ lọc trung hoà pH
Nếu pH không quá thấp, có thể dùng các bộ lọc có vật liệu chính là Corosex, hạt nâng pH Việt Nam,Calcite (từ đá vôi) hoặc magnesia (magnesium oxide) để nâng pH. Bộ lọc kiểu này có khả năng lọc cặn nên cần thường xuyên rửa ngược, tránh gây tắc nghẽn. Các vật liệu trong bộ lọc tan từ từ và hao hụt dần. Vì thế nên thường xuyên kiểm tra và bổ sung định kỳ.
Phương pháp này thường làm tăng lượng Ca2+ và Ma2+ làm cho nước bị cứng hơn. Do đó cần theo dõi độ cứng để có phương pháp điều chỉnh thích hợp. Nếu độ cứng quá cao, lại cần phải xử lý khâu làm mềm.
2. Cũng có thể dùng máy điều chỉnh tự động PH, để điều chỉnh và kiểm soát độ pH theo mong muốn trong giới hạn kiểm soát được
3. Điều chỉnh PH bằng hoá chất
Sử dụng Bơm định lượng để cân chỉnh lượng hoá chất
Với quy mô lớn hoặc khi pH quá thấp, thường dùng bơm định lượng để châm soda hoặc hỗn hợp Soda và Hypochlorite. Việc điều chỉnh bơm sẽ được tính toán dựa trên thực tế muốn cân chỉnh độ pH, cân đối giữa các tham số: lưu lượng bơm, độ pH, nồng độ dung dịch hoá chất để đảm bảo pH tăng vừa đủ. Đối với nguồn nước bị ô nhiễm sắt hoặc nhiễm khuẩn, việc điều chỉnh nồng độ dung dịch soda, hypochlorite sẽ phức tạp hơn. Trong một số trường hợp,có thể sẽ dùng Kali để nâng PH, nhưng phải tính toán kỹ lưỡng để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ khi sử dụng nguồn nước đã điều chỉnh.