Câu hỏi:
1 năm trước

X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng ( MX < MY < MZ ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no ba chức mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y, Z có cùng số mol) bằng một lượng khí vừa đủ O2, thu được 22,4 lít CO2 đktc và 16,2 gam H2O. Mặt khác đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: d

M có phản ứng tráng bạc nên M có chứa HCOOH (X). Đặt Y là R1COOH; (Z) là R2COOH và (E): R'(OH)3

(T) : (HCOO)(R1COO)(R2COO)R’

nCO2 = 1 mol; nH2O =0,9 mol

Gọi x, y, z lần lượt là số mol X, Y, T → nZ = y mol. Vì Y và Z là 2 axit thuộc cùng dãy đồng đẳng của HCOOH nên khi đốt cháy thì thu được nCO2 = nH2O  .

T là este no, mạch hở, ba chức nên khi đốt T thì thu được:

\(z = \dfrac{1}{2}({n_{C{O_2}(T)}} - {n_{{H_2}O(T)}}) = \dfrac{1}{2}({n_{C{O_2}(M)}} - {n_{{H_2}O(M)}}) = \dfrac{{1 - 0,9}}{2} = 0,05\)

Theo định luật bảo toàn khối lượng:

 m+ mO2=  mCO2 +mH2O → mO2 = 44 + 16,2 – 26,6 = 33,6 gam → nO2 =1,05 mol

Theo bảo toàn nguyên tố O:

 2(x + 2y) + 6.0,05 + 2.1,05 = 2 + 0,9 → x + 2y = 0,25 (*)

 M + AgNO3/NH3:

 HCOOH \(\xrightarrow{{ + AgN{O_3}/N{H_3}}}2Ag\)

 x                                     2x

(HCOO)(R1COO)(R2COO)R’\(\xrightarrow{{ + AgN{O_3}/N{H_3}}}2Ag\)

z                                                                      2z

→ nAg = 2x + 0,1 = 21,6: 108 = 0,2 → x = 0,05 mol thế vào (8) →  y = 0,1 mol

→ mM = 46.0,05 + 0,1(R1+ 45) + 0,1(R2+ 45) + 0,05(133 + R1+ R2+ R') = 26,6

→  0,15R1+ 0,15R2 + 0,05R' = 8,65

→  3R1+ 3R2 + R' = 173

Do R1 ≥ 15; R2 ≥ 29; R' ≥ 41 →  3R1 + 3R2 + R' ≥ 173

Thỏa mãn là R1= 15 (CH3-); R2= 29 (C2H5-) và R' = 41 (C3H5)

→ Y là CH3COOH, Z là C2H5COOH và T là (HCOO)(CH3COO)(C2H5COO)C3H5

→ 13,3 gam M + 0,4 mol NaOH :

 HCOOH + NaOH → HCOONa + H2O

 0,025                            0,025

 CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

 0,05                                                        0,05

 C2H5COOH + NaOH → C2H5COONa + H2O

 0,05                                                             0,05

(HCOO)(CH3COO)(C2H5COO)C3H5 + 3NaOH → HCOONa + CH3COONa + C2H5COONa                                   + C3H5(OH)3

→ mchất rắn = 13,3 + 40.0,4 – 18.0,125 – 92.0,025 = 24,75 gam gần nhất với 24,74

Hướng dẫn giải:

M có phản ứng tráng bạc nên M có chứa HCOOH (X). Đặt Y là R1COOH; (Z) là R2COOH và (E): R'(OH)3

(T) : (HCOO)(R1COO)(R2COO)R’

Gọi x, y, z lần lượt là số mol X, Y, T → nZ = y mol. Vì Y và Z là 2 axit thuộc cùng dãy đồng đẳng của HCOOH nên khi đốt cháy thì thu được nCO2 = nH2O  .

T là este no, mạch hở, ba chức nên khi đốt T thì thu được:

\(z = \dfrac{1}{2}({n_{C{O_2}(T)}} - {n_{{H_2}O(T)}}) = \dfrac{1}{2}({n_{C{O_2}(M)}} - {n_{{H_2}O(M)}})\)

Theo định luật bảo toàn khối lượng:

 mM +  mO2=  mCO2 +mH2O→ mO2 → nO2

Theo bảo toàn nguyên tố O:x + 2y = ?

 M + AgNO3/NH3:

→ nAg → x →  y

→ mM theo R1, R2 và R’ → biện luận tìm ra R1, R2 và R’

Câu hỏi khác