• Lớp 9
  • Vật Lý
  • Mới nhất

Question 1 Thấu kính hội tụ có thể cho những loại ảnh nào? a.Chỉ cho ảnh thật. b.Chỉ cho ảnh ảo. c.Cho cả ảnh thật và cả ảnh ảo. d.Chỉ cho ảnh ảo nhỏ hơn vật. Question 2 Thấu kính phân kỳ có thể cho những loại ảnh nào? a.Chỉ cho ảnh ảo lớn hơn vật. b.Cho cả ảnh thật và ảnh ảo. c.Chỉ cho ảnh thật. d.Chỉ cho ảnh ảo nhỏ hơn vật. Question 3 Đối với thấu kính hội tụ. Khi nào ảnh của vật thực là ảnh ảo? a.Đặt vật sao cho khoảng cách của vật đến thấu kính lớn hơn tiêu cự thấu kính. b.Đặt vật sao cho khoảng cách của vật đến thấu kính tiêu cự thấu kính và nhỏ hơn 2 lần tiêu cự thấu kính. c.Đặt vật sao cho khoảng cách của vật đến thấu kính lớn hơn tiêu cự thấu kính và nhỏ hơn 2 lần tiêu cự thấu kính. d.Đặt vật sao cho khoảng cách của vật đến thấu kính nhỏ hơn tiêu cự thấu kính. Question 4 Đối với thấu kính hội tụ. Khi nào ảnh của vật thực là ảnh thật nhỏ hơn vật? a.Đặt vật sao cho khoảng cách của vật đến thấu kính lớn hơn 2 lần tiêu cự thấu kính. b.Đặt vật sao cho khoảng cách của vật đến thấu kính lớn hơn tiêu cự thấu kính và nhỏ hơn 2 lần tiêu cự thấu kính. c.Đặt vật sao cho khoảng cách của vật đến thấu kính nhỏ hơn tiêu cự thấu kính. d.Đặt vật sao cho khoảng cách của vật đến thấu kính lớn hơn tiêu cự thấu kính. Question 5 Đối với thấu kính hội tụ. Khi nào ảnh của vật thực là ảnh thật lớn hơn vật? a.Đặt vật sao cho khoảng cách của vật đến thấu kính lớn hơn 2 lần tiêu cự thấu kính. b.Đặt vật sao cho khoảng cách của vật đến thấu kính lớn hơn tiêu cự thấu kính. c.Đặt vật sao cho khoảng cách của vật đến thấu kính lớn hơn tiêu cự thấu kính và nhỏ hơn 2 lần tiêu cự thấu kính. d.Đặt vật sao cho khoảng cách của vật đến thấu kính nhỏ hơn tiêu cự thấu kính. Question 6 Các tia sáng song song trục chính thấu kính hội tụ luôn cho tia ló a.đi qua tiêu điểm F bên kia thấu kính so với tia tới. b.truyền thẳng so với tia tới. c.kéo dài qua tiêu điểm F cùng phía tia tới so với thấu kính. d.đi qua tiêu điểm F cùng phía tia tới so với thấu kính. Question 7 Các tia sáng song song trục chính thấu kính phân kì luôn cho tia ló a.đi qua tiêu điểm F cùng phía tia tới so với thấu kính. b.đi qua tiêu điểm F bên kia thấu kính so với tia tới. c.kéo dài qua tiêu điểm F cùng phía tia tới so với thấu kính. d.truyền thẳng so với tia tới. Question 8 Các tia sáng đi qua quang tâm của kính hội tụ hoặc phân kì luôn cho tia ló a.đi qua tiêu điểm F cùng phía tia tới so với thấu kính. b.ruyền thẳng so với tia tới. c.đi qua tiêu điểm F bên kia thấu kính so với tia tới. d.kéo dài qua tiêu điểm F cùng phía tia tới so với thấu kính. Question 9 Vật sáng AB đặt cách thấu kính hội tụ có tiêu cự là 20cm một khoảng là 30cm. Ảnh qua thấu kính là ảnh gì? Ảnh cách thấu kính một khoảng là bao nhiêu? a.Ảnh thật, cách thấu kính 60cm. b.Ảnh thật, cách thấu kính 30cm. c.Ảnh ảo, cách thấu kính 30cm. d.Ảnh ảo, cách thấu kính 60cm. Question 10 Vật sáng AB có độ cao 10cm đặt cách thấu kính phân kỳ có tiêu cự là 20cm một khoảng là 20cm. Xác định tính chất ảnh, khoảng cách ảnh đến thấu kính và độ cao ảnh. a.Ảnh ảo, cách thấu kính 10cm và cao 5cm. b.Ảnh thật, cách thấu kính 20cm và cao 5cm. c.Ảnh ảo, cách thấu kính 10cm và cao 10cm. d.Ảnh thật, cách thấu kính 20cm và cao 10cm.

1 đáp án
43 lượt xem

Câu 1: Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, câu phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật Câu 2: Chọn câu trả lời đúng Khi soi gương, ta thấy A. Ảnh thật ở sau gương B. Ảnh ảo ở sau gương C. Ảnh thật ở trước gương D. Ảnh ảo ở trước gương Câu 3: Chọn câu trả lời đúng Chiếu một tia sáng tới bề mặt một gương phẳng dưới góc tới I a thu được: A. Một tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đối xứng nhau qua mặt gương, góc phản xạ i’ = i B. Một tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đối xứng nhau qua pháp tuyến của mặt gương tại điểm tới, góc phản xạ i’ = i C. Một tia phản xạ vuông góc với tia tới D. Ảnh và vật luôn luôn cùng chiều với nhau Câu 4: Chọn câu sai: Ảnh của một vật qua một gương phẳng có tính chất: A. Khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ vật đến ảnh B. Độ cao của vật bằng độ cao của ảnh C. Kích thước của vật bằng kích thước của ảnh D. Ảnh và vật luôn luôn cùng chiều với nhau

2 đáp án
47 lượt xem

giúp e với a Câu 1: Chùm tia ló của thấu kính hội tụ có đặc điểm là A. chùm song song. B. lệch về phía trục chính so với tia tới. C. lệch ra xa trục chính so với tia tới. D. phản xạ ngay tại thấu kính. Câu 2: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’ có độ cao bằng vật AB thì A. ảnh A’B’là ảnh ảo. B. vật và ảnh nằm về cùng một phía đối với thấu kính. C. vật nằm cách thấu kính một khoảng gấp 2 lần tiêu cự. D. vật nằm trùng tiêu điểm của thấu kính. Câu 3:Kí hiệu thấu kính phân kì được vẽ như A. hình a. B. hình b. C. hình c. D. hình d. Câu 4: Khi một vật đặt rất xa thấu kính hội tụ, thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng A. bằng tiêu cự. B. nhỏ hơn tiêu cự. C. lớn hơn tiêu cự. D. gấp 2 lần tiêu cự. Câu 5: Khi đặt vật trước thấu kính phân kỳ thì ảnh của nó tạo bởi thấu kính có đặc điểm là: A. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. C. Ảnh thật cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật. D. Ảnh ảo cùng chiều với vật và lớn hơn vật. Câu 6:Tia sáng qua thấu kính phân kì không bị đổi hướng là A. tia tới song song trục chính thấu kính. B. tia tới bất kì qua quang tâm của thấu kính. C. tia tới qua tiêu điểm của thấu kính. D. tia tới có hướng qua tiêu điểm (khác phía với tia tới so với thấu kính) của thấu kính. Câu 7: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Điểm A nằm trên trục chính, cho ảnh thật A’B’ lớn hơn vật thì AB nằm cách thấu kính một đoạn A. f < OA < 2f. B. OA > 2f. C. 0 < OA < f. D. OA = 2f. Câu 8: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh là A. ảnh thật, ngược chiều với vật. B. ảnh thật luôn lớn hơn vật. C. ảnh ảo, cùng chiều với vật. D. ảnh và vật luôn có độ cao bằng nhau. Câu9:Ảnh của một vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính A. 8cm. B. 16cm. C. 32cm. D. 48cm. Câu 10: Khi nói về hình dạng của thấu kính phân kì, nhận định nào sau đây là sai? A. Thấu kính có hai mặt đều là mặt cầu lõm. B. Thấu kính có một mặt phẳng, một mặt cầu lõm. C. Thấu kính có hai mặt đều là mặt cầu lồi. D. Thấu kính có một mặt cầu lồi, một mặt cầu lõm, độ cong mặt cầu lồi ít hơn mặt cầu lõm. Câu 11. Thấu kính phân kì có thể A. làm kính đeo chữa tật cận thị. B. làm kính lúp để quan sát những vật nhỏ. C. làm kính hiển vi để quan sát những vật rất nhỏ. D. làm kính chiếu hậu trên xe ô tô. Câu 12: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10cm một khoảng d = 30cm. Điểm sáng B cách trục chính của thấu kính 5cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh là: A. 20cm và 25cm. B. 15cm và 25 cm. C. 1,5cm và 25cm. D. 15cm và 2,5cm Câu 13: Khi đặt vật trước thấu kính hội tụ ở khoảng cách d = 2f thì thấu kính cho ảnh có đặc điểm là: A. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật, ngược chiều với vật và lớn hơn vật. C. Ảnh thật, ngược chiều với vật và bằng vật. D. Ảnh thật, cùng chiều với vật và bằng vật. Câu 14: Thấu kính hội tụ không thể cho một vật sáng đặt trước nó có: A. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật. C. Ảnh thật, ngược chiều với vật và bằng vật. D. Ảnh thật, ngược chiều với vật và lớn hơn vật. Câu 15: Khi so sánh ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì, nhận định nào dưới đây không đúng? A. Ảnh ảo tạo bởi hai thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ luôn cùng chiều với vật. B. Ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì nhỏ hơn vật, tạo bởi thấu kính hội tụ lớn hơn vật. C. Ảnh ảo tạo bởi hai thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ luôn nằm trong khoảng tiêu cự. D. Thấu kính hội tụ cho ảnh ảo xa thấu kính hơn vật, thấu kính phân kì cho ảnh ảo gần thấu kính hơn vật. Câu 16: Gọi f là tiêu cự của thấu kính, khoảng cách từ quang tâm tới mỗi tiêu điểm của thấu kính hội tụ bằng A. 0,5f. B. f. C. 1,5f. D. 2f. Câu 17: Chiếu một chùm tia sáng tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ. Chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính là chùm sáng A. phân kì. B. song song với trục chính. C. hội tụ tại tiêu cự của thấu kính. D. hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính. Câu 18: Trong thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính hội tụ, chúng ta đã thực hiện dịch chuyển vật đến vị trí sao cho ảnh có kích thước bằng vật. Khi đó tiêu cự của thấu kính hội tụ đo được là f = (d+d’)/4, cho rằng giá trị trung bình của f là 7 cm, hỏi lúc đó vị trí đặt vật cách kính khoảng bao nhiêu cm? A. 14 cm. B. 21 cm. C. 28 cm. D. 7 cm.

1 đáp án
103 lượt xem

Đang cần gấp mn ơi giúp mình với Câu 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường A. Bị hắt trở lại môi trường cũ. B. Tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai. D. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Câu 2: Pháp tuyến là đường thẳng A. Tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới. B. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc vuông tại điểm tới. C. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới. D. Song song với mặt phân cách giữa hai môi trường. Câu 3: Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng? A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới. B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới. C. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới. D. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn. Câu 5: Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi A. Góc tới bằng 0. B. Góc tới bằng góc khúc xạ. C. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ. D. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. Câu 6: Khi tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng. B. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng. C. Có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ ánh sáng. D. Không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ ánh sáng. Câu 7: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ (r) là góc tạo bởi A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới. B. tia khúc xạ và tia tới. C. tia khúc xạ và mặt phân cách. D. tia khúc xạ và điểm tới. Câu 8: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới (i) là góc tạo bởi: A. tia tới và pháp tuyến tại điểm tới. B. tia tới và tia khúc xạ. C. tia tới và mặt phân cách. D. tia tới và điểm tới. Câu 9: Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì A.r < i. B.r > i. C.r = i. D.2r = i. Câu 10: Đặt mắt phía trên một chậu đựng nước quan sát một viên bi ở đáy chậu ta sẽ A. Không nhìn thấy viên bi. B. Nhìn thấy ảnh ảo của viên bi trong nước. C. Nhìn thấy ảnh thật của viên bi trong nước. D. Nhìn thấy đúng viên bi trong nước.

2 đáp án
28 lượt xem