• Lớp 8
  • Sinh Học
  • Mới nhất
2 đáp án
11 lượt xem
2 đáp án
45 lượt xem
2 đáp án
53 lượt xem

Khi nói về quá trình đồng hoá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I). Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ đặc trưng của cơ thể từ các chất đơn giản. (II). Quá trình đồng hóa sử dụng năng lượng sinh ra từ quá trình dị hóa. (III). Đồng hóa và dị hóa là hai mặt của quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào. (IV). Tương quan giữa đồng hóa và dị hóa phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và trạng thái cơ thể. A: 1 B: 2 C: 4 D: 3 21 Trong quá trình trao đổi chất ở tế bào, những chất nào sau đây sẽ đi từ máu và nước mô vào tế bào? A: Khí cacbônic và chất thải. B: Khí cacbônic và chất dinh dưỡng. C: Khí ôxi và chất thải. D: Khí ôxi và chất dinh dưỡng. 22 Khi thân nhiệt tăng lên trên mức cho phép, cơ thể điều hòa thân nhiệt bằng phương thức: (I). Dãn mạch máu dưới da. (II). Co mạch máu dưới da. (III). Tăng tiết mồ hôi. (IV). Cocác cơ chân lông. A: (III) và (IV). B: (I) và (IV). C: (I) và (III). D: (II) và (III). 23 Những loại vitamin nào sau đây giúp cơ thể chống lão hóa? A: Vitamin C và vitamin E. B: Vitamin A vàvitamin D C: Vitamin B và vitamin D D: Vitamin A và vitamin K. 24 Thành phần nào dưới đây của nước tiểu đầu sẽ được hấp thụ lại? A: Crêatin. B: Axit uric C: Nước D: Các ion thừa như H+ , K+ . 25 Trong thận, bộ phận nào nằm chủ yếu ở phần tuỷ? A: Ống thận. B: Nang cầu thận. C: Ống góp. D: Cầu thận.

1 đáp án
24 lượt xem

1 Vai trò chủ yếu của lớp mỡ dưới da là A: chứa các hạt sắc tố tạo nên màu sắc của da B: thu nhận kích thích từ môitrường ngoài. C: phân chia để tạo ra các tế bào da mới. D: chứa mỡ dự trữ và cách nhiệt. 2 Ở các em gái, khoảng 10 – 11 tuổi, hai buồng trứng bắt đầu hoạt động. Dưới tác dụng của kích thích tố buồng trứng do…(1)…tiết ra, các tế bào trứng bắt đầu phát triển trong các …(2)….nang trứng. Đó là lớp tế bào biểu bì dẹp bao quanh …(3)…, sau đó dày lên và phân chia tạo thành nhiều lớp. Các cụm từ tương ứng với các số (1), (2), (3) lần lượt là: A: tuyến giáp, tế bào trứng, nang trứng. B: tuyến yên, tế bào trứng, nang trứng. C: tuyến giáp, nang trứng, tế bào trứng. D: tuyến yên, nang trứng, tế bào trứng. 3 Có bao nhiêu thói quen sau đây giúp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu? (I). Giữ vệ sinh cho cơ thể. (II). Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua. (III). Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại. (IV). Đi tiểu đúng lúc, không nhịn tiểu lâu. A: 1 B: 4 C: 3 D: 2 4 Phần ngoại biên của hệ thần kinh giao cảm gồm A: các nơron trước hạch có sợi trục dài và các nơron sau hạch có sợi trục ngắn. B: chuỗi hạch thần kinh nằm xa cột sống, nơron trước hạch và nơron sau hạch. C: các nơron trước hạch có sợi trục ngắn và các nơron sau hạch có sợi trục ngắn. D: chuỗi hạch thần kinh nằm gần cột sống, nơron trước hạch và nơron sau hạch. 5 Khi thiếu iôt trong khẩu phần ăn hàng ngày, ... (1)… không được tiết ra, ...(2)… sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy ….(3) … tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân gây bệnh bướu cổ. Trẻ bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não …(4)… Người lớn bị bệnh, hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém. Các cụm từ tương ứng với các số (1), (2), (3), (4) lần lượt là: A: tirôxin, tuyến yên, tuyến giáp, kém phát triển. B: canxitônin, tuyến giáp, tuyến yên, phát triển. C: tirôxin, tuyến giáp, tuyến yên, phát triển. D: canxitônin, tuyến yên, tuyến giáp, kém phát triển. 6 Tính từ tủy sống lên trên, thứ tự của các bộ phận của não bộ của người là A: tiểu não → não trung gian → trụ não → đại não. B: tiểu não → trụ não → não trung gian → đại não. C: trụ não → tiểu não → não trung gian → đại não. D: trụ não → não trung gian → tiểu não → đại não. 7 Biện pháp tránh thai nào sau đây làm cản trở sự làm tổ của trứng đã thụ tinh? A: Sử dụng bao cao su. B: Đặt vòng tránh thai. C: Cấy que tránh thai. D: Thắt ống dẫn tinh. 8 Khi nói về cấu tạo của đại não, phát biểu nào sau đây sai? A: Chất xám của đại não tạo thành vỏ não, chất trắng là những đường thần kinh. B: Vỏ não gấp nếp tạo ra các rãnh và khe, chia não thành các thùy và các hồi não. C: Vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện. D: Đại não gồm chất trắng bao bọc bên ngoài và chất xám nằm bên trong. 9 Trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường, hệ cơ quan nào sau đây giúp cơ thể lấy được khí ôxi từ môi trường ngoài? A: Hệ bài tiết. B: Hệ hô hấp. C: Hệ nội tiết. D: Hệ tiêu hóa 10 Nhóm sợi thần kinh vận động của dây thần kinh tủy có vai trò gì? A: Phân tích các kích thích tiếp nhận được từ cơ quan thụ cảm. B: Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương tới cơ quan trả lời. C: Tiếp nhận kích thích, chuyển kích thích thành xung thần kinh. D: Dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh. 11 Tế bào α của đảo tụy tiết ra loại hoocmôn nào dưới đây? A: Tirôxin. B: Insulin. C: Glucagôn. D: Canxitônin. 12 Hình bên mô tả cấu tạo của tuyến giáp, các cấu trúc tương ứng với các số 2 và 3 trong hình này lần lượt là Picture 2 A: tế bào tiết và nang tuyến B: sụn khí quản và nang tuyến. C: sụn giáp và tế bào tiết. D: nang tuyến và tế bào tiết. 13 Nước tiểu đầu được hình thành bộ phận nào sau đây? A: Bể thận. B: Nang cầu thận. C: Ống thận. D: Ống góp. 14 Trong cơ thể, các chất khoáng có bao nhiêu vai trò sau đây? (I). Tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể. (II). Đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương của tế bào. (III). Tham gia cấu tạo nhiều loại enzim, đảm bảo quá trình trao đổi chất. (IV). Tham gia cấu tạo nhiều loại hoocmôn và vitamin. A: 4 B: 3 C: 2 D: 1 15 Thần kinh đối giao cảm gây ra phản ứng nào sau đây? A: Tăng nhu động ruột. B: Giảm tiết nước bọt. C: Dãn phế quản nhỏ. D: Tăng lực và nhịp cơ tim.

1 đáp án
17 lượt xem
2 đáp án
100 lượt xem
2 đáp án
12 lượt xem

Câu 1. Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là sai? A. Là động vật biến nhiệt. B. Thường ẩn mình trong hang vào mùa đông. C. Thường bắt gặp được ở những nơi khô cằn. D. Thức ăn thường là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc, … Câu 2. Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là đúng? A. Phát triển không qua biến thái. B. Sinh sản mạnh vào mùa đông. C. Nguồn thức ăn chính là rêu và tảo. D. Đẻ trứng và thụ tinh ngoài. Câu 3. Ý nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hoàn của ếch đồng? A. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. B. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn. C. Tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. D. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn. Câu 4. Ở ếch đồng, loại xương nào sau đây bị tiêu giảm? A. Xương sườn. B. Xương đòn. C. Xương chậu. D. Xương mỏ ác. Câu 5. Ở ếch đồng, sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ A. Sự nâng hạ ở cơ ngực và xương sống. B. Sự nâng hạ của thềm miệng. C. Sự co dãn của các cơ liên sườn và cơ hoành. D. Sự vận động của các cơ chi trước. Câu 6. Ở não của ếch đồng, bộ phận nào kém phát triển nhất? A. Não trước. B. Thuỳ thị giác. C. Tiểu não. D. Thuỳ thị giác. Câu 7. Hiện tượng ếch đồng quanh quẩn bên bờ nước có ý nghĩa gì? A. Giúp chúng dễ săn mồi. B. Giúp lẩn trốn kể thù. C. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp qua da. D. Giúp chúng có điều kiện để bảo vệ trứng và con non. Câu 8. Ở ếch đồng, đặc điểm nào dưới đây thích nghi với đời sống dưới nước? A. Các chi sau có màng căng giữa các ngón. B. Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước. C. Mắt và các lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 9. Ở ếch đồng, đặc điểm nào dưới đây giúp chúng thích nghi với đời sống trên cạn? A. Mắt và các lỗ mũi nằm ở mặt bụng. B. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông với khoang miệng. C. Các chi sau có mang căng giữa các ngón. D. Bộ xương tiêu giảm một số xương như xương sườn. Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh sản của ếch đồng? A. Ếch đồng đực có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài. B. Ếch đồng đực không có cơ quan giao phối, thụ tinh trong. C. Ếch đồng cái đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài. D. Ếch đồng cái đẻ con, ếch đồng đực không có cơ quan giao phối

1 đáp án
50 lượt xem
2 đáp án
19 lượt xem

Câu 11. Con người có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy ? A. 31 đôi B. 12 đôi C. 26 đôi D. 15 đôi Câu 12. Rễ trước của tủy sống còn có tên gọi khác là gì ? A. Rễ li tâm B. Rễ cảm giác C. Rễ vận động D. Rễ hướng tâm Câu 13. Dây thần kinh tủy được cấu tạo như thế nào ? A. Tùy từng loại mà dây thần kinh tủy được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh vận động hoặc bó sợi cảm giác. B. Chỉ được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh vận động C. Chỉ được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh cảm giác D. Bao gồm bó sợi thần kinh cảm giác và bó sợi thần kinh vận động Câu 14. Rễ sau ở tủy sống là A. rễ cảm giác hoặc rễ vận động. B. rễ vừa có chức năng cảm giác, vừa có chức năng vận động. C. rễ vận động. D. rễ cảm giác. Câu 15. Khi tiến hành cắt rễ trước liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên phải của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra ? A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không B. Chi sau bên phải không co nhưng co các chi còn lại C. Tất cả các chi đều co D. Tất cả các chi đều không co Câu 16. Khi tiến hành cắt rễ sau liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên trái của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra ? A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không B. Tất cả các chi đều không co C. Tất cả các chi đều co D. Chi sau bên trái không co nhưng co các chi còn lại Câu 17. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ? A. Vì nó bao gồm cả bó sợi thần kinh hướng tâm (cảm giác) và bó sợi thần kinh li tâm (vận động) B. Vì nó vừa thu nhận, vừa trả lời kích thích C. Vì nó vừa chịu sự chi phối của hệ thần kinh sinh dưỡng, vừa chịu sự điều khiển của hệ thần kinh vận động D. Tất cả các phương án còn lại Câu 18. Ở tủy sống, rễ trước có vai trò gì ? A. Phân tích và xử lí các kích thích tiếp nhận được từ cơ quan thụ cảm B. Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương C. Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới cơ quan phản ứng D. Tất cả các phương án còn lại Câu 19. Ở tủy sống, rễ sau có vai trò gì ? A. Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương B. Phân tích và xử lí các kích thích tiếp nhận được từ cơ quan thụ cảm C. Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới cơ quan phản ứng D. Tất cả các phương án còn lại Câu 20. Thành phần nào dưới đây là một bộ phận của dây thần kinh tủy ? A. Rễ vận động B. Hạch thần kinh C. Lỗ tủy D. Hành não

2 đáp án
19 lượt xem

Câu 1. Ở hệ thần kinh người, bộ phận trung ương không bao gồm thành phần nào dưới đây ? A. Tiểu não B. Trụ não C. Tủy sống D. Hạch thần kinh Câu 2. Dựa vào đâu mà hệ thần kinh người được phân biệt thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ? A. Cấu tạo B. Chức năng C. Tần suất hoạt động D. Thời gian hoạt động. Câu 3. Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là A. hạch thần kinh. B. dây thần kinh. C. cúc xináp. D. nơron. Câu 4. Dựa vào chức năng, hệ thần kinh người được chia thành mấy loại? A. 4 B. 3 C. 2. D. 1 Câu 5. Bao miêlin là cấu trúc nằm trên bộ phận nào của nơron ? A. Thân nơron. B. Sợi trục . C. Sợi nhánh. D. Cúc xináp Câu 6. Nơron có chức năng gì ? A. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh B. Tiếp nhận và xử lí các kích thích C. Trả lời các kích thích D. Tất cả các phương án còn lại Câu 7. Ở người có khoảng bao nhiêu nơron? A. 1 tỉ nơron B. 100 tỉ nơron C. 1000 tỉ nơron D. 10 tỉ nơron Câu 8. Khi nói về nơron, nhận định nào dưới đây là sai ? A. Không có khả năng phân chia B. Không có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục C. Có nhiều sợi trục D. Có nhiều sợi nhánh Câu 9. Cúc xináp nằm ở vị trí nào trên nơron ? A. Giữa các bao miêlin B. Đầu sợi nhánh C. Cuối sợi trục D. Thân nơron Câu 10. Hệ thần kinh gồm A. não bộ và tủy sống. B. bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên. C. dây thần kinh và hạch thần kinh. D. bó sợi cảm giác và bó sợi vận động.

2 đáp án
84 lượt xem
1 đáp án
23 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem
2 đáp án
13 lượt xem