• Lớp 8
  • Địa Lý
  • Mới nhất

Bài 1: Đọc kĩ đoạn thông tin và trả lời câu hỏi bên dưới. Thời tiết ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng bất thường. Hạn hán, ngập lụt, sạt lở, giông tố, bão lũ có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp của nước ta. Là một tỉnh miền núi, Sơn La luôn phải hứng chịu hậu quả nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra, thể hiện rõ thông qua các loại hình thiên tai như: lũ quét, sạt lở. Tại Sơn La, từ đêm 27 đến chiều 28-8-2018 có mưa lớn, gây ra lũ, làm thiệt hại về tài sản và hoa màu ở một số nơi. Lũ về rất nhanh nên nhiều người dân không kịp chạy lũ, khiến nhiều tài sản bị ngập, cuốn trôi. Nước lũ ngập đến nóc nhà dân, cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản có giá trị, gây thiệt hại vật nuôi và hoa màu của người dân; nhiều trường học bị ngập nặng gây hư hỏng bàn ghế, trang thiết bị dạy học; nhiều tuyến đường bị cô lập vì ngập úng và sạt lở nghiêm trọng là tình cảnh đang diễn ra tại tỉnh Sơn La, đặc biệt nghiêm trọng ở huyện Mai Sơn. Tại huyện Mường La, mưa lũ đã làm 15 nhà dân bị ảnh hưởng, trong đó 10 hộ phải di dời khẩn cấp; hơn 15 ha lúa ruộng của xã Mường Bú bị ngập; 10 ha ngô của xã Tạ Bú bị sạt lở, vùi lấp; nhiều tuyến đường bị sạt lở đất đá. Trên tuyến quốc lộ 279D, mưa lũ đã làm sạt lở một khối lượng lớn đất đá tại bản Nà Lếch, xã Chiềng Lao và xã Tạ Bú, gây ách tắc giao thông. Cũng theo nhận định của các chuyên gia nghiên cứu của Viện Khoa học KTTV &BĐKH, chính do cường độ mưa lớn tăng, nên nguy cơ xảy ra hiện tượng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi như Sơn La tiếp tục tăng cao cả về diện tích và tần suất. Do đó, để ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm rủi ro và thiệt hại do thiên tai gây ra, trong thời gian tới, tỉnh Sơn La cần tập tiếp tục đẩy mạnh nhiều hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, công tác phòng, chống lũ quét, sạt lở đất cần tập trung theo hướng phòng là chính. Với hướng này thì tỉnh Sơn La cần căn cứ vào thông báo quả điều tra, đánh giá phân vùng cảnh báo lũ quét, sạt lở đất của Bộ TN&MT và các bộ bản đồ kèm theo cho những vùng đã được cảnh báo để lập phương án phòng tránh tốt nhất. (Theo báo Nhân dân điện tử “Mưa, lũ gây nhiều thiệt hại tại Điện Biên, Sơn La” Thứ Tư, 29/08/2018) 1. Em hãy nêu những thiệt hại do mưa lũ gây ra ở Sơn La. 2. Theo em, những nguyên nhân nào gây ra mưa lũ thất thường trong những năm gần đây? 3. Bản thân em cần làm gì để góp phần giảm biến đổi khí hậu Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Bài 2: Dựa vào Tập bản đồ Địa lí 8, trang HÌNH THỂ, em hãy đọc tên các cao nguyên có ở khu vực Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.

2 đáp án
15 lượt xem

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. 1. Tên thủ đô của nước Lào 2. Ngôn ngữ được sử dụng phổ biển ở Đông Nam Á 3. Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng nền kinh tế phát triển chưa vững chắc 4. Thời gian thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) 5. Thời gian Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) 6. Mục tiêu chung của ASEAN trong 25 năm đầu 7. Các thành viên đầu tiên của ASEAN 8. Việt Nam gắn liền với đại dương nào? 9. Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với những quốc gia nào? 10. Điểm cực Bắc và cực Nam của lãnh thổ Việt Nam được xác định ở những vĩ độ nào? 11. Chiều dài phần đất liền nước ta 12. Chiều dài đường bờ biển nước ta 13. Chiều dài đường biên giới trên đất liền của Việt Nam 14. Vịnh biển đẹp nhất của nước ta. 15. Tên đảo lớn nhất của nước ta. 16. Hai vịnh biển lớn nhất của biển Đông 17. Diện tích của biển Đông 18. Hướng gió chiếm thế trên biển Đông từ tháng 10 --> 4 (năm sau) 19. Vịnh biển của nước ta có chế độ nhật triều điển hình của thế giới 19. Diện tích biển Đông Việt Nam 20. Phần đất liền nước ta nằm giũa các vĩ tuyến 21. Đặc điểm của biển Đông 22. Địa phận xác định điểm cực bắc phần đất liền Việt Nam 23. Nguyên nhân các dãy núi chính của nước ta chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam 24. Hiện tượng nước mưa hòa tan đá vôi tạo nên dạng địa hình gì? 25. Nét nổi bật của địa hình Việt Nam là gì? 26. Địa hình cao trên 2000m ở nước ta có tỉ lệ bao nhiêu? II. PHẦN TỰ LUẬN 1. Tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển Đông 2. Đặc điểm lãnh thổ Việt Nam 3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản

1 đáp án
19 lượt xem

Câu 21: Đảo gần bờ lớn nhất nước ta là A. Bạch Long. B. Côn Đảo. C. Phú Quốc. D. Thổ Chu. Câu 22: Hướng nghiêng của địa hình Việt Nam là A. Tây-Đông. B. Bắc – Nam. C. Tây Bắc-Đông Nam. D. Đông Bắc – Tây Nam. Câu 23: Nhận xét nào sau đây đúng và đầy đủ về tài nguyên khoáng sản của nước ta? A. Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản. B. Việt Nam là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, nhưng có một số khoáng sản với trữ lượng lớn. C. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhưng chủ yếu là các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ. D. Tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố rộng khắp trên cả nước. Câu 24: Độ muối trung bình của biển đông khoảng A. 30-33‰. B. 30-35‰. C. 33-35‰. D. 33-38‰. Câu 25: Vùng biển của Việt Nam nằm trong khí hậu A. ôn đới gió mùa. B. cận nhiệt gió mùa. C. nhiệt đới gió mùa. D. xích đạo. Câu 26: Hiện nay nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố? A. 61 B.62 C. 63 D. 64 Câu 27 : Hiện trạng tài nguyên và môi trường vùng biển Việt Nam hiện nay như thế nào? A. Một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm. B. Các hoạt động khai thác dầu khí không ảnh hưởng đến môi trường vùng biển. C. Môi trường vùng biển Việt Nam rất trong lành. D. Các hoạt động du lịch biển không gây ô môi trường vùng biển. Câu 28: Nội dung nào không đúng với tình hình thăm dò và khai thác khoáng sản ở nước ta hiện nay? A. Chưa thăm dò hết, khai thác còn lãng phí. B. Quá trình khai thác vận chuyển còn gây ô nhiễm môi trường. C. Quá trình khai thác và chế biến đạt trình độ cao. D. Quá trình chế biến một số khoáng sản gây ô nhiễm môi trường. Câu 29: Dầu mỏ và khí đốt phân bố chủ yếu ở A. các đồng bằng. B. Bắc Trung Bộ. C. thềm lục địa. D. Tây Bắc. Câu 30: Đồng bằng tam giác châu lớn nhất nước ta là A. ĐB sông Hồng. B. ĐB sông Cửu Long. C. ĐB Thanh – Nghệ - Tĩnh. C. ĐB duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 31: Địa hình nước ta được chia thành mấy khu vực? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 32: Các cao nguyên badan phân bố chủ yếu ở A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 33: Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tao? A. Địa hình Cacxtơ. B. Địa hình đồng bằng. C. Địa hình đê sông, đê biển. D. Địa hình cao nguyên. Câu 34. Nội dung nào không phải nhân tố hình thành và biến đổi địa hình nước ta? A. Cổ kiên tạo và Tân kiến tạo. B. Hoạt động ngoại lực. C. Tác động của con người. D. Sự di cư của các sinh vật. Câu 35: Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai con sông nào? A. Sông Hồng và sông Mã. B. Sông Hồng và sông Cả. C. Sông Đà và sông Mã. D. Sông Đà và sông Cả. Câu 36: Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ? A. 14. B. 15. C. 16. D. 17. Câu 37: Vùng biển của Việt Nam thông qua hai đại dương lớn nào A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Câu 38: Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta A. lũ lụt. B. hạn hán. C. bão nhiệt đới. D. núi lửa. Câu 39 : Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển A. vùng biển Bắc Bộ và Trung Bộ. B. vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ. C. vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ. D. vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 40: Hướng địa hình chủ yếu của vùng núi Đông Bắc là A. Tây Bắc-Đông Nam. B. Vòng cung. C. Tây-Đông. D. Đông Bắc-Tây Nam.

2 đáp án
86 lượt xem

Câu 1: Đường bờ biển nước ta có chiều dài A. 3260 km. B. 2360 km. C. 3206 km. D. 2036 km. Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4,5 hãy cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Trung Quốc? A. Lạng Sơn. B. Hà Giang. C. Điện Biên. D. Tuyên Quang. Câu 3: Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lần lượt thuộc tỉnh/thành phố nào? A. Quảng Nam, Đà Nẵng. B. Đà Nẵng, Khánh Hòa. C. Khánh Hòa, Quảng Ngãi. D. Đà Nẵng, Quảng Ngãi. Câu 4: Vị trí địa lí qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính A. Nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Nhiệt đới khô. C. cận nhiệt đới khô. D. cận nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 5: Theo giờ GMT, lãnh thổ phần đất liền của nước ta chủ yếu nằm ở múi giờ thứ A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 6: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm: A. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa . B. vùng đất, vùng trời, vùng biển. C. vùng núi, đồng bằng, vùng biển. D. vùng đất, vùng biển. Câu 7: Các mỏ than đá có trữ lượng lớn ở nước ta tập trung chủ yếu ở tỉnh A. Quảng Ninh. B. Quảng Bình. C. Quảng Nam. D. Cao Bằng. Câu 8: Đặc điểm nào của vị trí của Việt Nam về mặt tự nhiên làm cho khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới? A. Nằm trong vùng nội chí tuyến. B. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo. C. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. D. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. Câu 9: Nơi hẹp nhất theo chiều tây-đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào? A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi. C. Quảng Bình. D. Quảng Trị. Câu 10: Vịnh nào của nước ta đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thê giới? A. Vịnh Hạ Long. B. Vịnh Vân Phong. C. Vịnh Cam Ranh. D. Vịnh Thái Lan. Câu 11: Chế độ nhiệt trên biển Đông A. mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. B. mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. C. mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn. D. mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn. Câu 12: Vùng biển của Việt Nam nằm trong khí hậu A. ôn đới gió mùa. B. cận nhiệt gió mùa. C. nhiệt đới gió mùa. D. xích đạo. Câu 13: Diện tích vùng biển nước ta là A. 1 triệu km2. B. 2 triệu km2. C. 3 triệu km2. D. 4 triệu km2. Câu 14: Cần khai thác tài nguyên khoáng sản ở nước ta như thế nào? A. Khai thác triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế trong nước. B. Chỉ khai thác khoáng sản có giá trị cao để xuất khẩu. C. Khai thác hợp lí, tiết kiệm, có hiệu quả, tuân thủ Luật khoáng sản. D. Cấm khai thác khoáng sản để bảo vệ môi trường. Câu 15: Địa hình đặc trưng của vùng núi đá vôi ở nước ta là A. Địa hình Cacxtơ. B. Địa hình đồng bằng. C. Địa hình bán bình nguyên. D. Địa hình cao nguyên. Câu 16: Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là A. Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung. B. Tây – Đông và Bắc –Nam. C. Vòng cung và Tây – Đông. D. Tây Bắc – Đông Nam và Tây – Đông. Câu 17: Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn A. tiền Cambri. B. Cổ sinh. C. Trung sinh. D. Tân kiến tạo. Câu 18: Địa hình dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm (%) của phần đất liền A. 55%. B. 65%. C. 75%. D. 85%. Câu 19: Đồng bằng lớn nhất nước ta là A. đồng bằng châu thổ sông Hồng. B. đồng bằng duyên hải miền Trung. C. đồng bằng giữa núi vùng Tây Bắc. D. đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Câu 20: Đỉnh núi nào của nước ta được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”? A. Phan-xi-păng. B. Bạch Mộng Lương Tử. C. Pu-ta-leng. D. Phu-si-lung.

2 đáp án
91 lượt xem

1/Hãy chọn và điền từ cho đúng: Nước Cộng hòa ........... Việt Nam là một ........... ,có chủ quyền,thống nhất và ........... bao gồm ...........,các .............., vùng biển và vùng trời. 2/Biển Đông là một biển lớn,tương đối kín: A. Thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa châu Á B. Thể hiện rõ tính chất nhiệt đới Đông Nam Á C. Thể hiện rõ tính chất gió mùa Đông Nam Á D. Bao quanh phần lục địa,thể hiện tõ tính chất gió mùa 3/Việc khai thác,vận chuyển và chế biến khoáng sản ở một số vùng ở nước ta làm: A. Cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng B. Thay đổi cảnh quan tự nhiên và ô nhiễm môi trường sinh thái C. Ô nhiễm nguồn nước D. Giảm năng suất cây trồng 4/Vùng biển ven bờ nước ta có: A. Nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó,chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình B. Nhiều chế độ triều khác nhau. Vịnh Thái Lan có chế độ nhật triều điển hình của thế giới C. Chế độ nhật triều,riêng vịnh Bắc Bôk có nhiều chế độ triều khác nhau D. Chế độ nhật triều, riêng vịnh Cam Ranh có nhiều chế độ nhật triều khác nhau 5/Chế độ mưa trên biển Đông,lượng mưa thường A.cao hơn đất liền,sương mù xuất hiện vào mùa thu B. Cao hơn đất liền,sương mù xuất hiện vào mùa xuân C. Ít hơn đất liền, sương mù xuất hiện vào cuối hạ đầu đônh D. Ít hơn đất liền,sương mù xuất hiện vào cuối đông đầu hạ 6/ Vùng biển Đông của Việt Nam giáp vùng biển của: A. 5 nước B. 6 nước C. 7 nước D.8 nước

2 đáp án
15 lượt xem

Đồng bằng nào sau đây không thuộc Châu Á? A: Đồng bằng Tây Xi-bia. B: Đồng bằng Ấn - Hằng. C: Đồng bằng Trung tâm. D: Đồng bằng Tu-ran. 21 Quốc gia nào sau đây có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á? A: Pa-ki-tan. B: Xri-lan-ca. C: Ấn Độ. D: Băng-la-đét. 22 Khu vực Nam Á tiếp giáp với A: biển A-rap và vịnh Ben-gan. B: biển Đỏ và Địa Trung Hải. C: biển A-rap và biển Đỏ. D: vịnh Ben-gan và vịnh Pec-xich. 23 Ấn Độ là nơi ra đời của các tôn giáo nào sau đây? A: Ki-tô giáo và Ấn Độ giáo. B: Phật giáo và Hồi giáo. C: Ấn Độ giáo và Hồi giáo. D: Phật giáo và Ấn Độ giáo. 24 Khu vực nào sau đây ở châu Á có lượng mưa lớn nhất? A: Trung Á và Đông Á. B: Nam Á và Tây Á. C: Nam Á và Đông Nam Á. D: Đông Nam Á và Tây Á. 25 Cho bảng số liệu: Số dân và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ giai đoạn 2000 - 2016 Năm 2000 2010 2016 Số dân (triệu người) 1053,9 1224,6 1324,0 Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) 1,69 1,42 1,1 (Nguồn: Niên giám thống kê 2017, NXB Thống kê 2018) Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ giai đoạn 2000 - 2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A: Tròn. B: Cột. C: Miền. D: Kết hợp.

2 đáp án
47 lượt xem

Sông Mê Công bắt nguồn từ sơn nguyên A: I-ran. B: Tây Tạng. C: A-rap. D: Trung Xi-bia. 12 Các thành phố lớn của châu Á thường phân bố ở A: đồng bằng, ven biển. B: sâu trong lục địa. C: nơi giàu khoáng sản. D: vùng núi cao. 13 Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề thực phẩm cho nhân dân nhờ vào A: cuộc cách mạng xanh. B: cuộc cách mạng trắng C: sự giúp đỡ của Xri-lan-ca. D: mở rộng diện tích trồng trọt. 14 Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo tôn giáo nào sau đây? A: Ki-tô giáo. B: Hồi giáo. C: Phật giáo. D: Ấn Độ giáo. 15 Nước nào sau đây có số dân đông thứ hai ở Đông Á hiện nay? A: Hàn Quốc. B: Triều Tiên. C: Nhật Bản. D: Trung Quốc. 16 Những nước châu Á có tỉ trọng nông nghiệp cao trong cơ cấu GDP, thường có đặc điểm nào sau đây? A: Thu nhập của người dân ở mức thấp. B: Thu nhập của người dân ở mức khá cao. C: Thu nhập của người dân ở mức trung bình. D: Thu nhập của người dân ở mức cao. 17 Các nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới hiện nay là A: Thái Lan và Việt Nam. B: Thái Lan và Trung Quốc. C: Ấn Độ và Hoa Kì. D: Việt Nam và Ấn Độ. 18 Đới khí hậu nào chiếm tỉ lệ diện tích lãnh thổ lớn nhất ở châu Á? A: Đới khí hậu xích đạo. B: Đới khí hậu ôn đới. C: Đới khí hậu nhiệt đới. D: Đới khí hậu cận nhiệt . 19 Ở Nhật Bản, nhờ những thành tựu trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ nên A: nguồn lao động dồi dào. B: người dân cần cù chịu khó. C: người dân có chất lượng cuộc sống cao. D: nhận được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

2 đáp án
50 lượt xem

Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào sau đây? A: Thái Bình Dương. B: Ấn Độ Dương. C: Bắc Băng Dương. D: Đại Tây Dương. 2 Tây Nam Á nằm ở ngã ba của các châu lục nào sau đây? A: Âu - Mĩ - Phi. B: Phi - Mĩ - Á. C: Âu - Đại Dương - Phi. D: Âu - Á - Phi. 3 Dạng địa hình chủ yếu của phần hải đảo ở Đông Á là A: đồng bằng . B: núi trẻ. C: núi già. D: sơn nguyên. 4 Khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào sau đây? A: Nhiệt đới gió mùa. B: Xích đạo ẩm. C: Cận nhiệt lục địa. D: Nhiệt đới khô. 5 Phần đất liền của Đông Á gồm A: Trung Quốc và Đài Loan. B: Trung Quốc và Mông Cổ. C: Trung Quốc và Nhật Bản. D: Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. 6 Cảnh quan chủ yếu ở khu vực nhiệt đới gió mùa là A: hoang mạc và bán hoang mạc. B: rừng nhiệt đới ẩm. C: rừng và cây bụi lá cứng. D: xavan và cây bụi. 7 Vùng trung và hạ lưu của sông Ô-bi có lũ băng vào mùa xuân là do A: mưa nhiều, dòng chảy bị cản trở. B: địa hình bị mất lớp phủ thực vật. C: mưa nhiều, mực nước sông lên nhanh. D: băng tuyết tan, nước sông lên nhanh. 8 Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp phù sa bởi hai sông A: Hoàng Hà,Trường Giang. B: Ti-gro, Ơ-phrat. C: Mê Công, Ấn. D: Ấn, Hằng. 9 Dầu mỏ và khí đốt của châu Á tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây? A: Đông Nam Á. B: Bắc Á. C: Nam Á. D: Tây Nam Á. 10 Tây Nam Á có thế mạnh phát triển ngành kinh tế nào sau đây? A: Chăn nuôi gia súc, gia cầm. B: Chế biến lâm sản. C: Khai thác và chế biến dầu mỏ. D: Đánh bắt thủy hải sản.

2 đáp án
53 lượt xem

Câu 1. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào năm nào? A. 1986 B. 1995 C. 1997 D. 1999 Câu 2. Khu vực ĐNA nằm giữa hai châu lục nào? A. Châu Á và Châu Âu C. Châu Mỹ và Châu Âu B. Châu Á và Châu Phi. D. Châu Á và Châu Đại Dương. Câu 3. Thông tin nào dưới đây không thể hiện nét tương đồng trong sinh hoạt và sản xuất của người dân Đông Nam Á? A. Cùng trồng lúa nước C. Cùng sử dụng trâu, bò làm sức kéo. B. Cùng dùng gạo là nguồn lương thực chính. D. Cùng trồng lúa mỳ. Câu 4. Đường biên giới trên đất liền của Việt Nam không tiếp giáp với quốc gia nào dưới đây? A. Trung Quốc B. Lào. C. Thái Lan. D. Campuchia Câu 5. Cuộc khủng hoảng tài chính từ Thái Lan mở đầu cho thời kỳ khủng hoảng kinh tế Châu Á diễn ra vào năm nào? A. 1986 B. 1995 C. 1997 D. 1999 Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây không thể hiện tầm quan trọng về vị trí của khu vực Đông Nam Á trong khu vực và thế giới? A. Nằm gần các tuyến giao thông quốc tế quan trọng. B. Lãnh thổ gồm nhiều đảo và quần đảo. C. Cầu nối giữa Châu Á và Châu Đại Dương; Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. D. Gần các khu vực kinh tế phát triển năng động của thế giới: Ô-xtraylia- Niu-Dilen; Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Câu 7. Phần đất liền khu vực Đông Nam Á nằm trong kiểu khí hậu A. xích đạo nóng ẩm. C. nhiệt đới gió mùa. B. cận nhiệt đới gió mùa. D. nhiệt đới khô. Câu 8. Các sông ở phần hải đảo Đông Nam Á thường có đặc điểm A. ngắn, chế độ nước điều hòa. C. có nhiều sông lớn với chế độ nước thất thường. B. ngắn, chế độ nước thất thường. D. dài, sông đầy nước quanh năm. Câu 9. Cuộc khủng hoảng tài chính từ Thái Lan mở đầu cho thời kỳ khủng hoảng kinh tế Châu Á diễn ra vào năm nào? A. 1986 B. 1996 C. 1997 D. 1999. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết độ sâu trung bình của nước biển Đông là (m) A. 1100 B. 1500 C. 1700 D. 2100 Câu 11. Nhiệt độ trung bình nước biển tầng mặt ở biển Đông khoảng A. 21oC C. 24oC B. 23oC D. 25oC Câu 12. Tài nguyên vùng biển nước ta không phải là cơ sở để phát triển ngành kinh tế nào dưới đây? A. Khai thác và chế biến dầu khí. C. Du lịch biển, đảo. B. Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. D. Khai thác và chế biến than. Câu 13. Đặc điểm nào dưới đây không phải là cơ sở cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước Đông Nam Á? A. Cùng có lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. B. Cùng phát triển mạnh nghề trồng lúa nước. C. Cùng có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên. D. Mỗi nước đều sử dụng các ngôn ngữ khác nhau. Câu 14. Các tỉnh có các điểm cực trên đất liền xếp theo thứ tự Bắc – Nam – Đông – Tây ở nước ta lần lượt là A. Hà Giang, Cà Mau, Điện Biên, Khánh Hòa. C. Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên. B. Cà Mau, Hà Giang, Điện Biên, Khánh Hòa. D. Cà Mau, Hà Giang, Điện Biên, Khánh Hòa. Câu 15. Tài nguyên khoáng sản nước ta có đặc điểm A. nghèo về chủng loại, giàu có về trữ lượng. C. phần lớn các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ. B. rất phong phú, đa số các loại khoáng sản có trữ lượng lớn. D. phân bố chủ yếu ở miền nam. Câu 16. Cơ cấu nền kinh tế các nước Đông Nam Á đang thay đổi theo hướng A. công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ. C. giảm tỉ trọng các ngành dịch vụ. D. chú trọng phát triển ngành nông nghiệp. Câu 17. Dân cư Đông Nam Á có đặc điểm A. đông, tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. C. ít, cơ cấu dân số đang già đi. B. đông, tăng chậm, cơ cấu dân số già. D. ít, tỉ lệ tăng tự nhiên thấp. Câu 18. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất vùng biển nước ta hiện nay là A. muối C. dầu khí B. vàng D. cát trắng. Câu 19. Hai vịnh lớn nhất trong Biển Đông là A. Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Vân Phong. C. Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. B. Vịnh Cam Ranh và Vịnh Thái Lan. D. Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Dung Quất. Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lý tự nhiên Việt Nam, cho biết dọc bờ biển nước ta có nhiều loại khoáng sản nào dưới đây? A. Oxit titan. C. Khí đốt. B. Dầu mỏ D. Than đá. Câu 21. Tỉnh nào có trữ lượng than đá vào loại lớn nhất nước ta ? A. Thái Nguyên. C. Quảng Ninh. B. Lạng Sơn. D. Quảng Nam. Câu 22. Về mặt tự nhiên, vị trí của nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Nằm ở gần trung tâm Đông Nam Á. C. Cầu nối giữa đất liền với biển. B. Nằm ở khu vực ngoại chí tuyến. D. Nơi tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. Câu 23. Hiệp hội các nước ASEAN hiện nay gồm bao nhiêu thành viên? A. 9 B. 10 C. 11 D. 12 Câu 24. Phần đất liền nước ta nằm trọn trong múi giờ số mấy theo giờ GMT? A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 25. Lãnh thổ nước ta có đặc điểm A. trải dải theo chiều Bắc – Nam và hẹp ngang theo chiều Tây – Đông. B. trải rộng theo chiều Tây – Đông khoảng 15 độ vĩ tuyến. C. phần đất liền nằm trọn trong múi giờ số 9. D. gồm nhiều đảo và rất nhiều quần đảo.

1 đáp án
77 lượt xem
2 đáp án
18 lượt xem
2 đáp án
20 lượt xem

Diện tích phần đất liền và các đảo phụ thuộc của châu Á rộng khoảng A: 44,4 triệu km2 . B: 47,5 triệu km2 . C: 41,4 triệu km2 . D: 50,5 triệu km2 . 21 Dầu mỏ ở Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở A: ven biển Đen, biển Địa Trung Hải và biển Đỏ. B: ven biển Đỏ, Địa Trung Hải và vịnh Pec-xích. C: đồng bằng Lưỡng Hà, bán đảo A-rap và vùng vịnh Pec-xích. D: đồng bằng Lưỡng Hà, vịnh Pec-xích và núi cao. 22 Vị trí châu Á kéo dài từ A: vùng xích đạo đến vùng cực Nam. B: vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. C: vùng cực Bắc đến chí tuyến Nam. D: vùng Chí tuyến đến xích đạo. 23 Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 1990 và 2015 (Đơn vị: %) Năm Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ 1990 2,1 37,5 60,4 2015 1,2 27,4 71,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016) Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 1990 và năm 2015, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A: Đường. B: Kết hợp. C: Cột. D: Tròn. 24 Việt Nam nằm trong kiểu khí hậu nào sau đây? A: Xích đạo. B: Ôn đới gió mùa. C: Nhiệt đới gió mùa. D: Cận nhiệt lục địa. 25 Hoạt động sản xuất chủ yếu ở các nước Nam Á là A: thương mại. B: công nghiệp. C: dịch vụ. D: nông nghiệp.

2 đáp án
19 lượt xem

Chủng tộc nào ở châu Á chiếm tỉ lệ lớn nhất? A: Mon-go-lo-it. B: O-ro-pe-oit. C: Ne-groit. D: Ox-tra-loit. 12 Khó khăn đối với nền kinh tế Nhật Bản là yếu tố nào sau đây ? A: Thị trường. B: Khoáng sản. C: Lao động. D: Đầu tư. 13 Khí hậu châu Á phân hóa đa dạng thể hiện ở đặc điểm nào sau đây? A: Phân hóa thành nhiều đới và nhiều kiểu khác nhau. B: Phổ biến là kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. C: Có các kiểu ôn đới lục địa và ôn đới hải dương. D: Phân hóa thành các đới khí hậu ôn đới, nhiệt đới, xích đạo. 14 Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực cho người dân nhờ A: cuộc Cách mạng trắng. B: cuộc Cách mạng xanh. C: mở rộng diện tích trồng trọt. D: trồng nhiều loại cây lương thực. 15 Đặc điểm nổi bật về tài nguyên khoáng sản của châu Á là A: có ít loại khoáng sản và đang bị khai thác nhiều. B: có nhiều loại nhưng trữ lượng không lớn. C: chỉ có một số khoáng sản quan trọng: dầu khí, than D: rất phong phú và có trữ lượng lớn. 16 Đặc điểm nào sau đây thể hiện đúng sự phân bố dân cư ở châu Á? A: Khá đồng đều. B: Ở khu vực trung tâm. C: Không đồng đều. D: Giống nhau giữa các khu vực. 17 Địa hình châu Á có đặc điểm sau đây? A: Có nhiều dãy núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. B: Nhiều đồi núi, sơn nguyên, đồng bằng rộng lớn. C: Ít đồi núi, sơn nguyên, nhiều đồng bằng rộng lớn. D: Chủ yếu là đồi núi và đồng bằng hẹp. 18 Ở khu vực có khí hậu lục địa khô hạn không phổ biến cảnh quan nào sau đây? A: Rừng và cây bụi lá cứng. B: Rừng nhiệt đới ẩm. C: Xavan và cây bụi. D: Hoang mạc và bán hoang mạc. 19 Đặc điểm nền kinh tế các nước Đông Á hiện nay là A: phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. B: phát triển chậm nhưng gần đây có tốc độ tăng trưởng cao. C: phát triển chậm do tăng trưởng kinh tế chậm. D: nền kinh tế rất khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp.

2 đáp án
17 lượt xem

Tây Nam Á giáp với các khu vực nào sau đây? A: Trung Á, Bắc Á. B: Nam Á, Đông Nam Á. C: Nam Á, Đông Á. D: Trung Á, Nam Á. 2 Ở các nước có thu nhập cao (Nhật Bản, Hàn Quốc...) tỉ trọng các ngành kinh tế có đặc điểm nào sau đây? A: Ngành nông nghiệp và công nghiệp chiếm tỉ trọng cao. B: Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao, tỉ trọng các ngành dịch vụ thấp. C: Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao, công nghiệp chiếm tỉ trọng thấp. D: Ngành nông nghiệp có tỉ trọng thấp, tỉ trọng các ngành dịch vụ cao. 3 Quốc gia có diện tích lớn nhất nằm ở khu vực Nam Á là A: Ấn Độ. B: Bu-tan. C: Nê-pan. D: Trung Quốc. 4 Nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhũng cuộc tranh chấp gay gắt ở Tây Nam Á là A: có vị trí là ngã ba của ba châu lục. B: có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú. C: tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao. D: do tài nguyên giàu có và vị trí quan trọng. 5 Do khí hậu của Tây Nam Á khô hạn nên phần lớn lãnh thổ là A: hoang mạc và bán hoang mạc. B: hoang mạc và xavan. C: thảo nguyên và bán hoang mạc. D: hoang mạc và thảo nguyên. 6 Ở Bắc Á, các con sông lớn đều chảy theo hướng A: từ nam lên bắc. B: từ tây sang đông. C: từ đông sang tây. D: từ bắc xuống nam. 7 Hệ thống núi Hi-ma-lay-a chạy theo hướng nào saau đây? A: Bắc – Nam. B: Đông Bắc – Tây Nam. C: Tây – Đông. D: Tây Bắc – Đông Nam. 8 Phần hải đảo của Đông Á thường xảy ra loại thiên tai nào sau đây? A: Lụt lội, hạn hán. B: Động đất, núi lửa. C: Bão, hạn hán. D: Bão, lũ lụt. 9 Các con sông lớn ở Đông Á thường bắt nguồn từ A: trung tâm lãnh thổ. B: phía tây Trung Quốc. C: phía đông Trung Quốc. D: phía nam Trung Quốc. 10 Ở châu Á, cây lương thực nào sau đây quan trọng nhất? A: Lúa gạo. B: Lúa mì. C: Lúa mạch. D: Ngô.

2 đáp án
48 lượt xem