• Lớp 7
  • GDCD
  • Mới nhất
2 đáp án
18 lượt xem

Câu 1: Sếc – xpia đã từng nói: “Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác”. Câu nói đó nói đến điều gì? A. Đức tính thật thà. B. Đức tính khiêm tốn. C. Đức tính tiết kiệm. D. Đức tính trung thực. Câu 2: Tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì ? A. Giản dị. B. Tiết kiệm. C. Trung thực. D. Khiêm tốn. Câu 3 : Biểu hiện của đức tính trung thực là? A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất. B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra. C. Không nói dối. D. Cả A,B, C. Câu 4 : Biểu hiện của không trung thực là? A. Giả vờ ốm để không phải đi học. B. Nói dối mẹ để đi chơi game. C. Tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook. D. Cả A,B, C. Câu 5: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn …, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội ? Trong dấu “…” đó là? A. Danh dự. B. Uy tín. C. Phẩm cách. D. Phẩm giá. Câu 6: Không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. Hành động đó thể hiện? A. Thật thà. B. Lòng tự trọng. C. Chăm chỉ. D. Khiêm tốn. Câu 7: Trong giờ chào cờ, bạn Q liên tục ngồi nói chuyện, nói tục và chửi bậy các bạn trong lớp. Thầy giáo P đã phát hiện bạn Q nói chuyện trong giờ chào cờ nên đề nghị bạn Q lên đứng trước cờ. Tuy nhiên bạn Q đứng trước cờ nhưng vẫn cười đùa, trêu trọc các bạn ngồi dưới. Điều đó cho thấy Q là người như thế nào? A. Q là người vô duyên. B. Q là người vô cảm. C. Q là người không trung thực. D. Q là người không có lòng tự trọng. Câu 8: Giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? A. Không có mối quan hệ với nhau. B. Chỉ có đạo đức có vai trò quan trọng, kỷ luật không quan trọng. C. Chỉ có kỷ luật có vai trò quan trọng, đạo đức không quan trọng. D. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Câu 9: Người có đạo đức là người …và người chấp hành tốt kỉ luật là người …. Trong dấu “…” đó là ? A. Tự giác tuân thủ kỷ luật và có đạo đức. B. Có ý thức và trách nhiệm. C. Có văn hóa và trách nhiệm. D. Tự giác tuân thủ nội quy và quy chế. Câu 10: Vào lúc rảnh rỗi, D dành 1 phần thời gian để giúp đỡ mẹ việc nhà và 1 phần thời gian để học tập trau dồi thêm kiến thức. Việc làm của D cho thấy D là người như thế nào? A. D là người có lòng tự trọng. B. D là người có đạo đức và kỉ luật. C. D là người sống giản dị. D. D là người trung thực. Câu 11 : Hành động nào là biểu hiện không yêu thương con người? A. Đánh chửi bố mẹ. B. Đánh thầy giáo. C. Đánh bạn cùng lớp vì không cho chép bài. D. Cả A,B, C. Câu 12: Yêu thương con người là gì? A. Quan tâm người khác. B. Giúp đỡ người khác. C. Làm những điều tốt đẹp cho người khác. D. Cả A,B, C. Câu 13: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì? A. Mọi người yêu quý và kính trọng. B. Mọi người kính nể và yêu quý. C. Mọi người coi thường. D. Mọi người xa lánh. Câu 14: Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì? A. Lòng yêu thương mọi người. B. Tinh thần đoàn kết. C. Tinh thần yêu nước. D. Lòng trung thành. Câu 15: hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì? A. Đức tính chăm chỉ, cần cù. B. Đức tính tiết kiệm. C. Tinh thần kỷ luật. D. Lòng yêu thương con người. Câu 16: Bạn D ra đường gặp thầy giáo dạy môn Công nghệ không chào vì bạn cho rằng môn công nghệ là môn phụ nên không chào, chỉ chào các thầy cô dạy môn chính. D là người như thế nào ? A. D là người vô trách nhiệm. B. D là người vô tâm. C. D là người vô ơn. D. D là người vô ý thức. Câu 17 : Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là? A. Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu. B. Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11. C. Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau. D. Cả A,B, C. Câu 18 : Đối lập với tôn sư trọng đạo là ? A. Trách nhiệm. B. Vô ơn. C. Trung thành. D. Ý thức. Câu 19: Hằng năm sắp đến ngày 20/11 nhà trường đều tổ chức đợt thi đua chào mừng 20/11 như: Học tốt, viết báo tường, thi văn nghệ. Các việc làm đó thể hiện điều gì? A. Tri ân các thầy cô giáo. B. Giúp đỡ các thầy cô giáo. C. Tri ân học sinh. D. Giúp đỡ học sinh. Câu 20: Câu tục ngữ : Ăn cháo đá bát nói đến điều gì ? A. Sự vô ơn, phản bội. B. Tiết kiệm. C. Sự trung thành. D. Khiêm tốn.

2 đáp án
59 lượt xem
2 đáp án
22 lượt xem
2 đáp án
24 lượt xem

Câu 1 Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm nào dưới đây? A. Nhanh chóng rời khỏi nơi xảy ra tai nạn giao thông. B. Quay phim, chụp ảnh đăng lên mạng xã hội để nhiều người biết. C. Cung cấp thông tin về vụ tai nạn cho bạn bè, người thân. D. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Câu 2 Phương án nào dưới đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời. B. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. C. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. D. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng. Câu 3 Khi tránh xe đi ngược chiều, phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình. B. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi. C. Xe lên dốc phải nhường đường cho xe đang xuống dốc. D. Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước. Câu 4 Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi như thế nào để đúng quy tắc giao thông? A. Cho xe đi trên bất kì làn đường nào, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và bảo đảm an toàn. B. Cho xe đi trên bất kì làn đường nào và chỉ được chuyển làn ở những nơi cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn C. Cho xe đi trong một làn đường được đi và chỉ chuyển làn đường ở những nơi được cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn D. Cho xe đi trên làn đường bên trái, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước, chú ý quan sát để đảm bảo an toàn Câu 5 Người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện khi muốn chuyển hướng thì phải làm gì để đúng quy tắc giao thông? A. Phải tăng tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. B. Phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. C. Phải tăng tốc độ và chuyển hướng ngay. D. Phải giảm tốc độ và chuyển hướng ngay. Câu 6 Theo quy định hiện hành, đối với người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng không áp dụng cho hành vi vi phạm nào dưới đây? A. Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. B. Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”. C. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. D. Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ. NHANH GIÚP MÌNH NHA

2 đáp án
22 lượt xem
2 đáp án
28 lượt xem
2 đáp án
21 lượt xem
2 đáp án
28 lượt xem