Xây dựng chiến lược kinh doanh cho riêng mình(ngắn gọn,không được chép trên mạng)

1 câu trả lời

Chiến lược kinh doanh chính là chìa khóa cho sự thành công của doanh nghiệp. Bởi vậy việc xây dựng một chiến lược kinh doanh tốt đòi hỏi sự tận tâm và hiểu biết lớn ở người lập. Vậy bạn đã biết cách xây dựng một bản chiến lược kinh doanh tốt cho mình, ảnh hưởng rất lớn đến việc sống còn của doanh nghiệp. Chính bởi vậy nên quá trình thông qua chiến lược kinh doanh thường được diễn ra qua nhiều cấp, phòng ban một cách gắt gao. Do đó nó đòi hỏi ở người lập cần có trình độ chuyên môn cao cùng với kỹ năng lập kế hoạch tốt. Thấu hiểu sự khó khăn khi thiết lập các chiến lược kinh doanh của đông đảo các bạn, sau đây 123job xin đưa ra một số thông tin hướng dẫn giúp bạn sở hữu cho mình một chiến lược kinh doanh hoàn hảo.

I. Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là việc xác định cách thức, phương hướng để doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Tùy vào các doanh nghiệp khác nhau, ngành kinh doanh và môi trường khác nhau mà họ có cách mục tiêu cũng như chiến lược riêng. Tuy nhiên nhìn chung việc xây dựng chiến lược kinh doanh thường liên quan tới:

  • Việc định vị hoạt động kinh doanh để cạnh tranh.
  • Dự đoán những thay đổi của nhu cầu, những tiến bộ khoa học công nghệ và điều chỉnh chiến lược để thích nghi và đáp ứng những thay đổi này.
  • Tác động và làm thay đổi tính chất của cạnh tranh thông qua các hoạt động chiến lược như là gia nhập theo chiều dọc hoặc thông qua các hoạt động chính trị.

II. Mô hình chiến lược kinh doanh

Mô hình xây dựng chiến lược kinh doanh

Dựa vào điều kiện của mỗi doanh nghiệp mà người thiết lập chiến lược đưa ra từng mô hình xây dựng chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên với mong muốn bạn đọc có được một cái nhìn toàn diện hơn, chúng tôi xin đưa ra toàn cảnh về mô hình chiến lược kinh doanh dùng chung cho mọi công ty:

  • Môi trường cạnh tranh:  Ở đây việc cần làm là nhận diện hình ảnh và hồ sơ của đối thủ bao gồm các điểm mạnh, điểm yếu.
  • Xây dựng bộ lợi ích để đáp ứng chào hàng: Nó được hiểu là bạn cần chú trọng nhu cầu – vấn đề của khách hàng cần phải quyết, mô tả chào hàng – các lợi ích lý tính và cảm tính và kết hợp với chiến lược giá và giá trị.
  • Chiến lược và định vị thị trường: Bạn cần xác định rõ định vị lợi ích lớn nhất từ đó đưa ra các chiến lược thương hiệu, chiến lược thâm nhập thị cũng như các rào cản thay thế.
  • Chiến lược bán hàng và Truyền thông: Cụ thể là các nội dung như chiến lược sale và kênh bán hàng, tổ chức lực lượng bán hàng, đo lường và các biện pháp tăng doanh thu, chiến lược quảng cáo, chiến lược PR,…
  • Tung sản phẩm: Ở đây bạn cần xác định rõ mốc thời gian tung cùng các chiến lược đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.
  • Tổ chức và cách thức hoạt động:  Nó có nghĩa ra bạn phải làm rõ các cấu trúc, mô hình hoạt động. Bên cạnh đó cũng đưa ra cách thức quản lý nguồn nhân lực và quản trình kinh doanh
  • Phân tích tài chính: Thực hiện đưa ra các mô hình tài chính -Cấu trúc chi phí -Lợi nhuận và doanh thu dự kiến.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể tham khổ hơn các mẫu xây dựng chiến lược kinh doanh để hiểu và biết cách hoàn thiện thêm bản chiến lược của mình. Bởi lẽ chỉ một bản chiến lược tối mới được coi trọng và thông qua để đi vào thực hiện. Hơn nữa nó cũng góp phần lớn trong việc khẳng định năng lực của bạn.

III. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất

1. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

Đây là bước đầu tiên cũng chính là bước quan trọng nhất trong các bước xây dựng chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp. Bởi lẽ chỉ khi xác định được đúng mục tiêu của mình thì chiến lược mới có đích để hướng tới. Điều này nó cũng tương tự như việc bạn cứ đi trong mông lưng và không biết điều thực sự mình muốn làm là gì thì quá trình đó sẽ trở nên vô nghĩa. Do đó dù là làm bất cứ điều gì bạn cũng cần phải có mục tiêu và nhờ có nó bạn mới biết mình phải làm gì mà có động lực thôi thúc mình hoàn thành nó.
Trong bước đầu tiên này bạn cần thực hiện:

  • Tầm nhìn: là thông điệp cụ thể hóa sứ mệnh thành một mục tiêu tổng quát, tạo niềm tin vào tương lai của doanh nghiệp.
  • Sứ mệnh: nêu rõ lý do tồn tại của doanh nghiệp và chỉ ra các việc cần làm
  • Mục tiêu chiến lược: chỉ rõ những nhiệm vụ của doanh nghiệp, những gì mà doanh nghiệp hy vọng sẽ đạt được trong phạm vi dài hạn và trung hạn.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm