Viết 2 đoạn văn 10-12 câu về đức tính liêm khiết, kỉ luật
2 câu trả lời
1. Liêm khiết
Trong cuộc sống, đức tính liêm khiết là một trong những đức tính quý báu đối với mỗi cá nhân. Đức tính liêm khiết được biểu hiện bằng thái độ sống trong sạch, không tham lam của cải vật chất, không vì tư thù mục đích cá nhân mà làm những việc trái với đạo lí, không ỷ lại quyền thế mà lộng hành. Đối với những lãnh đạo của mỗi cơ quan tổ chức, đức tính liêm khiết càng trở thành một đức tính quan trọng bắt buộc phải có. Đức tính liêm khiết đối với mỗi cá nhân có ý nghĩa trong việc giúp chúng ta có một cuộc sống trong sạch, một tâm hồn bình an trong sạch, không bị những của cải vật chất làm mờ mắt. Ta coi trọng những giá trị tinh thần, giá trị đạo đức hơn bất cứ thứ gì nên cuộc sống của chúng ta được bình an, được hưởng thụ những giá trị hạnh phúc nhỏ bé mà ý nghĩa lớn lao vô cùng. Còn đối với đất nước, với nhân dân, đức tính liêm khiết là đức tính mà vị lãnh đạo nào cũng cần có. Đức tính liêm khiết là một trong những đức tính mà Bác Hồ dạy cho thế hệ lãnh đạo sau. Liêm khiết để giúp dân có một cuộc sống tốt đẹp hơn, không tham lam của cải vật chất, không vơ vét của cải của nhân dân. Nhờ có đức tính liêm khiết mà hệ thống tổ chức nhà nước được vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh hiện đại. Toàn thể lãnh đạo đều cần có đức tính liêm khiết để có thể lãnh đạo, điều hành đất nước. Tóm lại, đức tính liêm khiết là đức tính quan trọng đối với mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với những bậc lãnh đạo của một nhà nước, quốc gia.
2. Kỷ luật
Để đạt được điều bản thân mong muốn hay tiến tới thành công, chúng ta đều phải đi một chặng đường dài. Một người học sinh biết tuân thủ đúng kỷ luật, nội quy chung bao giờ cũng là người được người khác kính trọng, yêu quý, tự làm chủ được bản thân, nhận được sự tin tưởng của mọi người, là người công dân tốt cho xã hội chẳng hạn như phải tập cho các em thói quen lễ phép với người lớn hơn mình, quan tâm giúp đỡ mọi người và những người khó khăn là phẩm chất mà học sinh cần có được. Một người học sinh biết tuân thủ đúng kỷ luật, nội quy chung bao giờ cũng là người được người khác kính trọng, yêu quý, tự làm chủ được bản thân. Tóm lại, tính kỷ luật của người Việt Nam đang được lan tỏa khá tốt nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức con người mà hình thành nên đức tính ấy. Vì vậy, ta đừng vì những khó khăn trước mắt mà ngừng cố gắng để đạt được.
Hành trình làm người là cả một chặng đường gian khổ để hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, hướng đến phụng sự quốc gia và xa hơn nữa là nhân loại. Mỗi quốc gia có phong tục, tập quán riêng nhưng chung quy vẫn cùng mục đích giáo dục công dân mình hướng Thiện. "Liêm" là ngay thẳng, trong sạch, không để lòng tham xói mòn nhân phẩm,... Tham là một bệnh lớn nhất trong thiên hạ và dễ mắc phải, cho nên Thanh Liêm là một đức quý nhất và cũng khó rèn luyện nhất trong các đức tính. Từ xưa đến nay, có biết bao tấm gương liêm khiết, họ sống đời thanh bạch như Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến... ở thế kỉ XX, lãnh tụ Hồ Chí Minh một đời thanh bạch với hình ảnh chiếc áo kaki bạc màu, ngôi nhà sàn đơn sơ đã làm sáng ngời đức liêm khiết. Hằng ngày, ta vẫn thây những em nhỏ nhặt của rơi nhưng không động lòng tham. Nhiều cán bộ kiên quyết không nhận hối lộ. Những tấm gương ấy làm ta cảm phục. Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn còn không ít người lợi dụng chức quyền để ăn của “đút lót" mà người ta gọi là "ăn bẩn”. Chắc chắn, họ là những người không có nhân cách và pháp luật sẽ trừng trị, rồi mọi người xa lánh. Kết quà họ sẽ là người sống cô độc và vô nghĩa giữa cuộc đời. Nếu "liêm" là cây cột thứ ba làm vững nhân phẩm con người thì “sỉ" là cái đức của người giàu lòng tự trọng, biết xấu hổ, biết nhục khi không vưọt qua cái tầm thường. Nguyễn Tri Phương thà treo cổ chứ không chịu cái nhục hàng giặc. Trấn Bình Trọng thà "làm quỷ nước Nam" chứ không để giặc Nguyên mua chuộc, Nguyễn Trãi nuốt giận vào trong lòng cùng Lê Lợi mười năm khang chiến, quyết đòi cái nợ mà giặc Minh sỉ nhục dân tộc mình; Phan Bội Châu với nỗi nhục dân trí lạc hậu, bị ngoại bang hà hiếp, quyết tạo dựng phong trào Đông Du chờ ngày khai sáng dân tộc, đòi độc lập dân tộc; Hồ Chí Minh tủi nhục dân tộc mình bị chà đạp trong bóng đêm nô lệ, Người một mình bôn ba nửa đời quyết đánh đuổi bọn giặc thực dân ra khỏi đất nước mình để rửa sạch nỗi đau ấy. Ôi, đẹp biết bao cái đức "sỉ" bi tráng của nhũng nhân cách lớn! Đó là đạo lí làm người và là trách nhiệm của mỗi công dân đối với quê hương, xứ sở. hoàn cảnh mỗi người có thể không giống nhau, nhưng hãy bằng tất cả khả năng của mình mà rèn luyện nhân cách và nuôi dưỡng lòng tự trọng dân tộc để phấn đấu.