VIết 1 đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu suy nghĩ (giải thích, bình luận) về câu tục ngữ "Một mặt của người đối diện", trong đó có liên hệ với những câu tương tự.
1 câu trả lời
Chào em, em tham khảo gợi ý:
Đối với nhân dân lao động, của cải, tài sản cũng là cái đáng quý nhưng quan trọng hơn cả là sự sống, là con người. Ở đây, giá trị của con người không phải ở các phương diện đạo đức, địa vị xã hội mà “mặt người” chính là sự tồn tại, sự sống của con người (đây là con người bản thể, con người sinh học). Đây là quan niệm đúng đắn và giàu tính nhân văn của nhân dân ta trong việc nhận thức, đánh giá về con người. Bởi lẽ nhân dân đúc rút một chân lí hiển nhiên và đúng đắn: Con người là tài sản đáng quý nhất. Trong đời sống, câu tục ngữ thường được sử dụng khi gia đình, cộng đồng chào đón một thành viên mới hoặc khi gặp những tai họa, những điều không may, mất mát về của cải nhưng con người vẫn giữ nguyên được mạng sống. Cây tục ngữ này nằm trong một hệ thống quan niệm về con người của dân gian: “Người ta là hoa đất”, “Người làm ra của chứ của không làm ra người”, “Của đi thay người”, “Người sống đống vàng”,... Đó là triết lí dân gian đúc kết trong quá trình lịch sử, đồng thời cũng có ý nghĩa thực tế và giá trị nhân văn sâu sắc.