vì sao vùng bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ có điều kiện phát triển kinh tế dân đời sống kinh tế của nhân dân vẫn gặp khó khăn địa lí 9
2 câu trả lời
*Bắc Trung Bộ
* Thuận lợi:
- Vị trí cầu nối giữa 2 miền bắc - nam.
- Các tình thuộc vùng này đều giáp biển.
- Có cả địa hình đồi núi, đồng bằng và ven biển, phát triển cả lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản.
- Có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng:
+ Đất feralit ở miền núi, đất phù sa ở đồng bằng.
+ Rừng có diện tích lớn, nhiều gỗ quý và lâm đặc sản.
+ Vùng biển rộng lớn có thể phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Khoáng sản khá đa dạng: thiếc, sắt, titan, cát thuỷ tinh, đá vôi...
- Có dân số đông, có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm trong đấu tranh chống thiên tai và ngoại xâm.
- Có tài nguyên du lịch độc đáo, nhiều bãi tắm, vườn quốc gia, di tích văn hoá (...).
*Duyên hai Nam Trung Bộ
+ Bờ biển dài, khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho việc nuôi trồng hải sản, xây dựng các cảng biển...
+ Biển có nhiều đặc sản (...)
+ Ngoài khơi là ngư trường lớn: Hoàng Sa - Trường Sa và Ninh Thuận - Bình Thuận - BR Vũng Tàu thuận lợi cho đánh bắt, khai thác.
+ Trên các bãi cát có titan (Bình Định), có nhiều cát trắng (Khánh Hoà).
- Kinh tế biển của duyên hải Nam Trung Bộ khá phát triển:
+ Nghề làm muối phát triển ở Sa Huỳnh, Cà Ná.
+ Ở Bình Định, Khánh Hoà khai thác titan, cát trắng để xuất khẩu.
+ Sản xuất nước mắm ở Nha Trang, Phan Thiết.
+ Các nghề nuôi tôm ở Phú Yên, Khánh Hoà.
+ Có nhiều cảng biển quan trọng: Đà nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn. Các càng nước sâu nổi tiếng như Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh.
+ Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm lí tưởng: Non Nước, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né, Vân Phong...
+ Hoạt động du lịch khá nhộn nhịp, nhất là ở Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết.
. So sánh thế mạnh về kinh tế giữa 2 vùng
* Giống nhau:
- Cả 2 vùng đều phát triển các ngành:
+ Trồng cây công nghiệp.
+ Chăn nuôi gia súc lớn.
+ Khai thác, chế biến lâm sản.
+ Khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản.
- Cả 2 vùng đều có những trung tâm du lịch, nhiều thắng cảnh và bãi tắm đẹp, tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch, dịch vụ.
+ Bắc Trung Bộ có: Huế, Động Phong Nha, Sầm Sơn...
+ Nam Trung Bộ có: Hội An, Nha Trang...
* Khác nhau:
- Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều ưu thế hơn về: khai thác lâm sản, khai thác khoáng sản, thuỷ năng, khai thác muối, nghề cá biển khơi....
b. Nguyên nhân làm hạn chế việc phát huy thế mạnh của từng vùng
* Về tự nhiên:
- Vùng Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió Lào, bão lụt nhiều...
- Vùng DHNTB chịu ảnh hưởng của bão, lụt và có mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất.
==>> Các nguyên nhân trên gây khó khăn cho giao thông, trồng trọt, chăn nuôi và nghề cá của 2 vùng.
* Về xã hội:
- Cả 2 vùng đều có sự phân bố dân cư rất chênh lệch giữa ĐB duyên hải và miền núi, trung du nên thiếu nhân lực để khai thác tiềm năng ở những vùng này.
- Cả 2 vùng đều chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh trước đây.
Giống nhau:
- Cả 2 vùng đều phát triển các ngành:
+ Trồng cây công nghiệp.
+ Chăn nuôi gia súc lớn.
+ Khai thác, chế biến lâm sản.
+ Khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản.
- Cả 2 vùng đều có những trung tâm du lịch, nhiều thắng cảnh và bãi tắm đẹp, tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch, dịch vụ.
+ Bắc Trung Bộ có: Huế, Động Phong Nha, Sầm Sơn...
+ Nam Trung Bộ có: Hội An, Nha Trang...
* Khác nhau:
- Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều ưu thế hơn về: khai thác lâm sản, khai thác khoáng sản, thuỷ năng, khai thác muối, nghề cá biển khơi....