Vì sao nước Nga Xô Viết thực hiện chính sách kinh tế mới? Việc thực hiện chính sách kinh tế mới có tác dụng gì đối với nước Nga thời bấy giờ?

2 câu trả lời

Câu1.

Sau chiến thắng ngoại xâm và nội phản, năm 1921 nước Nga Xô – viết bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh khó khăn. 7 năm chiến tranh kéo dài (1914 - 1921) đã tàn phá nặng nề nền kinh tế; sản lượng nông nghiệp chỉ bằng ½ so với mức trước chiến tranh, sản lượng công nghiệp chỉ còn 1/7; nền sản xuất bị đình trệ, đất đai bị bỏ hoang; trâu bò, nông cụ, phân bón, giống cây trồng bị thiếu. Đời sống của nhân dân (công nhân, nông dân, binh lính) hết sức khổ cực.Trong tình hình ấy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bị rối loạn nghiêm trọng. Bọn phản cách mạng thừa cơ nổi dậy, kích động nhân dân tích cực chống lại chính quyền Xô-viết. Đặc biệt, bọn tư bản đế quốc bên ngoài cũng đang kêu gọi chống phá chính quyền cách mạng, bao vây kinh tế, cấm vận đối với Liên Xô. Trong hoàn cảnh ấy, tháng 3-1921 Đảng Bôn-sê-vích Nga quyết định ban hành Chính sách kinh tế mới.

Câu 2.

Nhờ thực hiện Chính sách kinh tế mới, nhất là nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có nền kinh tế tư nhân, đã đẩy mạnh nền sản xuất, phát triển lưu thông hàng hóa, làm cho nền kinh tế phục hồi và phát triển nhanh chóng. Đời sống nhân dân do đó được cải thiện. Năm 1925, sản xuất công-nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh.
 
Chính sách kinh tế mới là sự đổi mới sáng tạo của Lê-nin và đất nước Xô-viết.

 Đáp án : 

Câu 1 :

Trong cuộc nội chiến (1917-1921), Lenin thông qua chinh sách Cộng sản thời chiến, bắt buộc giải tán các bất động sản ruộng đất và cưỡng ép tịch thu thặng dư nông nghiệp để ngăn chặn nạn đầu cơ lương thực. Cuộc nổi loạn Kronstadt là dấu hiệu cho thấy sự bất mãn dân chúng ở vùng nông thôn: tháng 3 năm 1921, vào thời điểm cuối của cuộc nội chiến, các nông dân ban đầu từng là những người ủng hộ tích cực của Bolshevik thời chính phủ lâm thời, nổi loạn chống chính quyền mới. Mặc dù Hồng quân, dưới sự chỉ huy của Leon Trotsky, vượt qua biển Baltic băng giá và nhanh chóng tiêu diệt cuộc nổi loạn nhưng dấu hiệu về sự bất mãn ngày càng lớn đã buộc chính quyền dưới sự lãnh đạo của Lenin phải đề ra chính sách kinh tế mới để tạo điều kiện thuận lợi cho một liên minh rộng lớn của tầng lớp lao động và nông dân (tám mươi phần trăm dân số), mặc dù các bè phái cánh tả trong đảng thích một chính quyền được đại diện và có lợi ích dành riêng cho giai cấp vô sản hơn.

Câu 2 :

-Trong nông nghiệp, Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân toàn quyền sử dụng số lương thực thừa và được tự do bán ra thị trường.

-Trong công nghiệp, Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của Nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

-Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ, tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ.

Bằng việc thực hiện Chính sách kinh tế mới, chỉ sau một thời gian ngắn, nền kinh tế quốc dân của nước Nga Xô viết đã có những chuyển biến rõ rệt.

-Mặc dù có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, về dân số và diện tích giữa các nước cộng hòa, nhưng tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Lê nin trong việc thành lập Liên Xô là sự bình đẳng về mọi mặt và quyền tự quyết của các dân tộc, sự giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu chung là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

-Ngày 21-1-1924, Lê-nin, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản, người đứng đầu Đảng và Nhà nước Xô viết qua đời. Đó là một tổn thất to lớn đối với nhân dân Liên Xô, giai cấp công nhân quốc tế và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Sau khi Lê-nin mất, Xta-lin lên thay, tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Liên Xô trong những năm 1924-1953.

- Chúc bạn học tốt : Nhớ cho mik là "CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT " nha hihi <3

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

​A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Trung Á. D. Nam Á.

Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu nam Cực.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là

A. 8.200km B. 8.500km C. 9.000km D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới. D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy qua đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Lưỡng Hà.

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca.

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ đất liền mở rộng nhất là

A. 8.500km. B. 9.000km. C. 9.200km. D. 9.500km.

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa. B. Ven biển. C. Ven các đại dương. D. Phía đông lục địa.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 14: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông –tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 15: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo B. Do lãnh thổ rất rộng.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Những khoáng sản nào sau đây không có nhiều ở châu Á ?

A. Dầu mỏ, khí đốt. C. Crôm, đồng, thiếc. B. Than, sắt. D. Kim cương, U-ra-ni-um.

Câu 17: Hãy cho biết ở châu Á, đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau nhất ?

A. Đới khí hậu cận nhiệt. B. Đới khí hậu nhiệt đới.

C. Đới khí hậu Xích đạo. D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 18: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 19: Kiểu khí hậu nào sau đây không phải là kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?

A. khí hậu nhiệt đới lục địa. B. khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. khí hậu ôn đới lục địa D. Khí hậu cực và cận cực.

Câu 20: Nhận xét nào không đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

C. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Các bạn ơi cứu mình với huhu

2 lượt xem
2 đáp án
1 giờ trước