Tuần 22 tiết 38 bài 26 kháng chiến lan rộng ra toàn quốc năm 1873 năm 1884
2 câu trả lời
*Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì:
- Pháp bước đầu xây dựng bộ máy cai trị và tiến hành bóc lột nhân dân ta.
- Mục đích: biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Campuchia, rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
- Thái độ của triều đình Huế: Đối với Pháp tiếp tục muốn thương lượng để chia sẻ quyền thống trị.
- Đối với nhân dân thì ra sức bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.
- Kinh tế sa sút, tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu.
*Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873:
- Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì:
+ Lợi dụng việc triều đình nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp "hải phỉ", cho tên lái buôn Đuy- puy vào gây rối ở Hà Nội
+ Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo quân ra Bắc Kì.
- Diễn biến:
+ Ngày 20/11/1873, Pháp đánh thành Hà Nội.
+ Quân ta có 7.000 do Nguyễn Tri Phương chỉ huy chống cự không nổi. Nguyễn Tri Phương bị thương, bị bắt, nhịn ăn mà chết.
+ Sau khi chiếm được Hà Nội, quân Pháp nhanh chóng chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
*Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873- 1874):
- Trận chiến đấu ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội).
- Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Căn cứ kháng chiến được hình thành như của Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình), căn cứ kháng chiến của Phạm Văn Nghị ở Nam Định
- Ngày 21-12-1873, quân Pháp đánh ra Cầu Giấy song bị thất bại, Gác -ni-ê bị giết.
- Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874). Nội dung chính: Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
*Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai năm 1882:
* Hoàn cảnh:
- Trong nước:
+ Sau hiệp ước Giáp Tuất nhân dân phản đối, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.
+ Kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân đói khổ.
+ Giặc cướp nổi lên khắp nơi.
+ Triều đình khước từ mọi cải cách duy tân
- Nước Pháp:
+ Chủ nghĩa tư bản phát triển, nên cần tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì. Chúng đã quyết tâm chiếm bằng được Bắc kì.
* Âm mưu của pháp:
- Sau hiệp ước 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc kỳ, biến nước ta thành thuộc địa.
- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 và giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc kỳ lần thứ hai.
* Diễn biến:
+ 3/4/1882, Ri-vi-e chỉ huy quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội.
+ 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư đòi Hoàng Diệu nộp thành. Không đợi trả lời chúng nổ súng tấn công và chiếm thành.
+ Quân dân ta anh dũng chống trả, đến trưa thành mất. Hoàng Diệu tự tử.
- Sau đó quân Pháp mở rộng chiếm đóng một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định...
*Hiệp ước Hác-măng:
- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.
- Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì .
- Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.
- Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( kể cả với Trung Quốc ) đều do Pháp nắm.
- Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.
*Hiệp ước Pa-tơ-nốt:
- Thực dân Pháp trả lại tỉnh Thanh- Nghệ -Tĩnh và Bình Thuận cho Trung kì để triều đình cai quản như cũ, để xoa dịu sự công phẫn của nhân dân, và mua chuộc, lung lạc quan lại phong kiến triều Nguyễn.
*Cuộc kháng chiến tại Nam Kì
Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm được miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Kì,mặc ho triều đình ra sức ngăn cản ,nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng diễn ra sôi nổi ,mạnh mẽ
-Nhiều trung tâm kháng chiến lan rộng khắp và được lập ra ở Đồng Tháp Mười ,Tây Ninh...với nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền,Phan Tôn,Nguyễn Trung Trực ..Ngoài ra ,có cả những nhà thơ đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chống Pháp..Đặc biệt khi bị đưa ra máy chém Nguyễn Trung Trực đã khảng khái nói rằng "bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước nam thì mới hết người nam đánh tây"