Trình bày một số đặc điểm chủ yếu ở thành phố hcm giúp mình nhé

2 câu trả lời

Thành phố Hồ Chí Minh (còn gọi là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất tại Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa. Đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa  giáo dục tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ  Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.061 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày một tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 3.419 người/km². Đến năm 2019, dân số thành phố tăng lên 8.993.082 người và cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người. Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả Việt Nam. Năm 2020, thành phố có GRDP theo giá hiện hành ước là 1.372 nghìn tỷ đồng, theo giá so sánh 2010 đạt 991.424 tỷ đồng (số liệu địa phương cung cấp, Tổng cục Thống kê sẽ công bố GRDP đánh giá lại), tăng 1,39% so với năm 2019, đóng góp trên 22% GDP và 27% tổng thu ngân sách cả nước. GRDP bình quân đầu người ước năm 2020 là 6.328 USD/người (Báo cáo chính trị Đại hội đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh) xếp thứ 4 trong số các tỉnh thành cả nước, nhưng so với năm 2019 là giảm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 sơ bộ là 6,758 triệu VN đồng / tháng cao thứ hai cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vị thế nhất định.

Thành phố Hồ Chí Minh đang đối diện với những vấn đề của một đô thị có dân số tăng. Sở Quy hoạch Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong chưa đến 2 thập kỷ, dân số Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng gấp đôi, từ 4 triệu người năm 1990 lên 8 triệu người năm 2016. Nhu cầu nhà ở trở thành áp lực cho sự phát triển. Cứ 5 năm, dân số thành phố lại tăng hơn một triệu người. Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá tải, ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất. Triều cường gây ngập ở vài quận cũng là một vấn đề của thành phố này.

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất tại Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa. Đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội. 

Con người xuất hiện ở nơi đây từ khá sớm. Các cuộc khai quật khảo cổ trên địa phận Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận cho thấy, ở đây đã tồn tại nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho tới thời kim khí. Những cư dân cổ từ nhiều thiên niên kỷ về trước đã biết đến kỹ thuật canh tác nông nghiệp.

Văn hóa Sa Huỳnh từng tồn tại trên khu vực này với những nét rất riêng. Thời kỳ văn hóa Óc Eo, từ đầu Công Nguyên cho tới thế kỷ 7, khu vực miền Nam Đông Dương có nhiều tiểu quốc và Thành phố Hồ Chí Minh  khi đó là miền đất có quan hệ với những vương quốc này.

Sau khi Đế quốc Khmer hình thành, lãnh thổ miền Nam Đông Dương thuộc quyền kiểm soát của đế chế này. Tuy nhiên, dân cư của Đế quốc Khmer sống ở vùng này rất thưa thớt, không có khu dân cư lớn nào hình thành tại đây.