Trắc nghiệm: ( Nội dung này để ôn tập cho kiểm tra trắc nghiệm nhưng khi làm đề cương vẫn phải trả lời dưới dạng tự luận- yêu cầu ngắn gọn nhưng đủ ý) 1. Chức năng các loại mô: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh? 2. Vai trò của các hệ: Tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết, vận động? 3. Chức năng các thành phần của 1 cung phản xạ. 4. Hoạt động sống của Tế bào. 5. Nguyên nhân sự mỏi cơ. 6. Trình bày đặc điểm và vai trò các loại khớp xương? 7. Sự to ra và dài ra của xương? 8. Chức năng các thành phần cấu tạo của xương dài? 9. Biện pháp chống mỏi cơ. 10. Các biện pháp để phòng tránh bệnh loãng xương ở người già và còi xương ở trẻ em? 11. Khái niệm kháng nguyên, kháng thể, miễn dịch? 12. Đặc điểm của các loại mạch máu? 13. Các thành phần của môi trường trong cơ thể? 14. Đặc điểm Các nhóm máu ở người? 15. Sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và nhỏ? 16. Chu kỳ co giãn của tim? 17. Khi truyền máu cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Vẽ sơ đồ truyền máu?Giải thích vì sao nhóm máu O lại có thể truyền được cho tất cả các nhóm máu khác, máu AB lại có thể nhận được tất cả các nhóm máu?
1 câu trả lời
Cho mình câu trả lời hay nhất nhé
Đáp án:
Câu 1:
- Mô biểu bì: Có chức năng hấp thụ và tiết
- Mô liên kết: Có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan
- Mô cơ: Thành phần của hệ vận động, có chức năng co dãn.
- Mô thần kinh: Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.
Câu 2:
- Tiêu hóa: Biến đổi chất dinh dưỡng thành thức ăn.
- Tuần hoàn: Vận chuyển chất dinh dưỡng, Oxi, Co2.
- Bài tiết: Lọc các chất thải dư thừa.độc hai ổn định môi trường trong cơ thể.
- Vận động: Nâng đỡ và vận động cơ thể.
- Hô hấp: Trao đổi khí co2 và o2 với môi trường.
Câu 3:
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh.
- Cung phản xạ là con đường từ cơ quan thụ cảmqua trung ương thần kinh đến cơ quan cảm ứng, bao gồm:
- Cơ quan thụ cảm: Tiếp nhận kích thích
- 3 noron:
+ Noron li tâm: Truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.
+ Noron hướng tâm: Truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
+ Noron trung gian: Liên hệ giữa các nơron.
- Cơ quan cảm ứng: Tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.
=> Giúp cơ thể trả lời lại các kích thích từ môi trường.
Câu 4:
Tham khảo:
- Chức năng của tế bào là thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống.
- Tế bào diễn ra sự phân chia, hoạt động này giúp cho cơ thể lớn lên, tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào các hoạt động sinh sản.
Trả lời:
Mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào.
Câu 5:
- Do cơ nhận được ít oxi, ít năng lượng hoạt động và sự tích tụ nhiều axit lactic trong hoạt động co cơ.
Câu 6:
Vai trò của các loại khớp:
- Khớp động: giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp.
- Khớp bán động: giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế.
- Khớp bất động là loại khớp không cử động được.
Câu 7:
Sự to ra của xương:
- Do các tế bào ở màng xương có khả năng phân chia,tạo ra các tế bào đẩy vào trong và hóa xương.
Sự dài ra của xương:
- Nhờ các tế bào ở sụn tăng trưởng nằm ở hai đầu xương có khả năng phân chia giúp xương dài ra.
Câu 8:
Tham khảo
- Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.
- Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương.
+ Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành).
Trả lời:
Các phần của xương:
- Đầu xương
- Thân xương
Cấu tạo đầu xương:
- Sụn bọc đầu xương
- Mô xương xốp gồm các nan xương
Cấu tạo thân xương:
- Màng xương
- Mô xương cứng
- Khoang xương
Chức năng đầu xương:
- Giảm ma sát trong khớp xương
- Phân tán lực tác động
- Tạo các ô chứa tủy đỏ
Chức năng thân xương:
- Giúp xương phát triển to bề ngang
- Chịu lực, đảm bảo vững chắc
- Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn.
Câu 9:
Biện pháp: xoa bóp, hít thở sâu, tập thể dục thể thao thường xuyên, làm việc vừa sức.
Câu 10:
- Cần bổ sung thêm Canxi và ăn uống những thực phẩm giàu chất Đạm Vitamin và đặc biệt là Canxi như: Tôm, cá, cua...
Câu 11:
- Kháng thể: protein do cơ thể sản sinh ra để đáp ứng với nhân tố ngoại lai bên ngoài. Kháng thể sinh ra như một đáp ứng của cơ thể để bảo vệ chính cơ thể.
- Kháng nguyên: chất xúc tác mà cơ thể cố gắng chiến đấu lại (nhằm loại bỏ hay loại bớt) bằng cách tăngđáp ứng miễn dịch.
- Miễn dịch(hay miễn nhiễm ): tập hợp tất cả các cơ chế sinh học giúp cho một cơ thể đa bào giữ được sự liên kết giữa các tế bào và các mô, đảm bảo sự toàn vẹn của cơ thể bằng cách loại bỏ những thành phần bị hư hỏng cũng như các chất và sinh vật xâm hại.
Câu 12:
Các mạch máu có dạng ống, hợp thành một hệ thống kín, dẫn máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể sau đó quay trở về tim. Cùng với tim, mạch máu là một phần của hệ tuần hoàn. Có ba loại mạch máu chính: động mạch mang máu đi từ trái tim, các mao mạch (Capillary) giúp việc trao đổi nước và các chất giữa máu và các mô, và các tĩnh mạch mang máu từ các mao mạch trở về tim.
Câu 13:
Môi trường trong gồm máu, nước mô và bạch huyết
Câu 14:
Do sự kết dính giữa kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu người cho với kháng thể trong huyết tương người nhận.- Máu A có thể truyền máu cho máu A, AB và nhận của nhóm máu A và O.
- Máu O có thể truyền cho máu A,O,B, AB.
- Máu B có thể truyền cho máu B, AB.
- Máu AB không thể truyền cho các nhóm máu khác.
Câu 15:
+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5).
+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).
Câu 16:
-Tim co giãn theo chu kỳ.
- Mỗi chu kỳ co giãn gồm 3 pha:
+ Pha dãn chung mất 0,4s: Máu từ tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ, một lượng máu xuống tâm thất lúc đầu van nhĩ thất mở sau đó đóng lại.
+ Pha nhĩ có mất 0,1s: áp lực máu tâm nhĩ tăng làm van nhĩ thất mở và tống nốt máu xuống tâm thất.
+ Pha thất co mất 0,3 s: áp lực trong tâm thất tăng, đóng van nhĩ thất, máu được tống vào động mạch.
Vậy : Chu kỳ co dãn của tim là 0,8s. Nhịp tim trung bình ở người là 75 lần/phút.
Câu 17: ( mình ko bt làm xin lỗi bạn nhé !! )
*Chúc bạn học tốt*