tình yêu làng quê yêu nước và lòng trung thành với kháng chiến với cụ hồ của ông hai được thể hiện thế nào trong chuyện ngắn làng của kim lân

1 câu trả lời

I. Mở bài

Kim Lân là cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam.Với vốn sống phong phú,sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống nông thôn nên đề tài ông viết hay và thành công nhất vẫn là hình ảnh người nông dân.Bằng nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ,gay gắt và nghệ thuật miêu tả tâm  lí nhân vật độc đáo,truyện ngắn ''Làng'' đã trở thành một tác phẩm xuất sắc của nhà văn,ghi lại châm thực tình cảm cao đẹp của người nông dân thời kì đầu khánh chiến chống Pháp.Đến với thiên truyện,bạn đọc thực sự ấn tượng với nhân vật ông Hai,một người nông dân có tình yêu làng quê,yêu đất nước thắm thiết và tinh thần k/chiến sâu nặng.

II. Thân bài

Truyện ngắn ''Làng'' được viết năm 1948,thời kì đầu của cuộc k/chiến chống Pháp.Chuyện kể về ông Hai,người làng Chợ Dầu.K/chiến bùng nổ,ông dời làng tản cư.Ở nơi xa,ông luôn nhớ lành và thường kể về làng mình với một tình yêu và lòng tự hào vô bờ bến.Rồi ông bất ngờ nghe tin làng theo giặc,''tin dữ'' khiến ông đau đớn tủi hổ không dám nhìn mặt ai,không dám bước chân ra khỏi nhà.Nỗi lòng tâm sự ông chia sẻ với đứt con nhỏ với một niềm tin tuyệt đối vào cách mạng,vào Bác Hồ.Sau đó,tin làng chợ Dầu được cải chính,ông mừng rỡ đi khoe khắp nơi.Mặc dù ngôi nhà của ông đã bị Tây đốt nhẵn.

- Qua truyện ngắn ''Làng'' tác giả đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai-một người nông dân có tình yêu làng quê,yêu nước và lòng trung thành với kháng chiến Cụ Hồ đã được diễn tả hết sức chân thật qua mỗi tình huống :

1. Trong bối cảnh sống tản cư xa làng

- Vì kháng chiến, gia đình ông Hai phải đi tản cư: ông Hai hăng hái lao động cùng anh em giữ làng, miễn cưỡng đi cùng vợ.

- Ở nơi tản cư:

+ Ông buồn chán, nhớ làng quê, sinh ra lầm lì cáu gắt.

+ Ông Hai hay khoe làng: đi đâu ông cũng kể về làng chợ Dầu của ông “một cách say mê và náo nức lạ thường”, khoe làng có phòng thông tin, con đường lát đá, nhà ngói san sát. Ông khoe cho thỏa cái miệng và nỗi nhớ trong lòng, hầu như không quan tâm người nghe có hưởng ứng câu chuyện của mình không.

⇒ Khoe làng là cách bản năng nhất thể hiện tình yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào về quê hương của ông Hai.

- Tình yêu Làng gắn liền với yêu nước, yêu cách mạng:

+ Trước cách mạng: ông tự hào khoe làng giàu và đẹp với cái sinh phần của viên tổng đốc làng.

+ Sau cách mạng: ông chỉ nói về những buổi tập quân sự, những hào giao thông,… Ông thường đến phòng thông tin nghe lỏm tin kháng chiến, vui mừng với những thắng lợi của quân và dân ta.

2. Khi nghe tin làng theo giặc

- Khi nghe được tin: ông sững sờ “lặng đi tưởng như không thể thở được”, lảng tránh khỏi đám đông.

- Diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai:

+ Ông nghi ngờ tin đồn sai sự thật, rồi lại tức giận thầm chửi rủa đám người theo giặc, điểm lại từng người một trong làng, lo sợ con cái ông cũng bị hắt hủi, khinh bỉ.

+ Ông xấu hổ, sợ hãi không dám ra đường, chỉ ở trong nhà nghe ngóng.

+ Có lúc ông muốn về làng vì bị người ta hắt hủi, coi khinh. Nhưng ông suy nghĩ: “làng theo Tây thì phải thù” và chỉ biết trò chuyện với đứa con út để khẳng định: ông luôn tin và trung thành với cách mạng, với cụ Hồ, quyết không theo giặc.

⇒ Qua diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai, ta nhận thấy tình yêu sâu đậm của ông dành cho quê hương làng chợ Dầu, đồng thời thấy sự trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng và Bác Hồ.

3. Niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính

Khi ông chủ tịch làng đến thông báo tin cải chính:

+ Ông phấn khởi đem quà về cho các con

+ Ông đi từng nhà, gặp từng người chỉ để nói với họ tin: Tây đốt nhà ông, làng ông không theo giặc.

+ Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào.

⇒ Sự hào hứng, hân hoan ấy đã thể hiện được tinh thần yêu nước của ông Hai, một tình cảm chân thành của người nông dân chất phác, một người yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng đến độ vui mừng thông báo nhà mình bị giặc đốt cháy sạch.

- Nhà văn Kim Lân đã xây dựng tình huống truyện vô cùng đặc biệt, mỗi tình huống đều khắc họa được diễn biến tâm lý của nhân vật một cách chân thực.

- Ông miêu tả cụ thể diễn biến tâm lý của nhân vật qua những đoạn độc thoại nội tâm, những hành động giàu cảm xúc.

- Ngôn ngữ nhân vật vừa mang đặc trưng vùng miền, vừa mang đậm tính thuần phác, đôn hậu chung của người nông dân.

III. Kết bài:

Gấp lại trang truyện,trong lòng bạn đọc vẫn ngập tràn nhiều cảm xúc.Ta đặc biệt ấn tương với tài kể chuyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật sắc sảo của nhà văn Kim Lân.Nhân vật ông Hai đã để lại ấn tượng thật đẹp và sâu sắc trong lòng độc giả.Qua hình tượng người nông dân mộc mạc chất phác mà giản dị ấy làm cho ta thêm hiểu,cảm phục và trân trọng họ - người nông dân cách mạng,thuần hậu mà sống nặng nghĩa nặng tình,luôn một lòng trung thành với Đảng,với cách mạng...Qua trang văn Kim Lân,em đã học và được bồi đắp thêm tình yêu quê hương,với con người,học được cách yêu thương,tin tưởng,hòa nhập với cuộc đời với đất nước...

Xin 5* + cảm ơn và hay nhất nhé:3

Câu hỏi trong lớp Xem thêm