Tính chất của phong trào nông dân Yên Thế là A: lực lượng tham gia. B: mục tiêu đấu tranh. C: giai cấp lãnh đạo. D: phong trào mang tính chất tự vệ, tự phát. 2 Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến một số quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách A: tình hình đất nước ngày một nguy khốn. B: họ mong muốn nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công của kẻ thù. C: họ không có vị trí xứng đáng trong triều đình. D: họ có lòng yêu nước, thương dân. 3 Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp ở Việt Nam không nhằm mục đích nào dưới đây? A: Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa. B: Du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam. C: Vơ vét nguồn tài nguyên thiên nhiên. D: Bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt. 4 Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở Việt Nam? A: Khởi nghĩa Hương Khê (188 – 1895). B: Khởi nghĩa Yên Thế.(1884 – 1813) C: Khởi nghĩa Bãi Sậy. (1883 – 1892) D: Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887). 5 Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) tại Việt Nam, ở lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách A: xây dựng hệ thống giao thông. B: cướp đoạt ruộng đất. C: đặt ra nhiều thứ thuế mới. D: khai thác công nghiệp nhẹ. 6 Đầu thế kỉ XX, những sự kiện nào trên thế giới tác động đến xã hội Việt Nam? A: Cuộc Duy tân của Thiên hoàng Minh Trị ở Nhật (1868). B: Sự ra đời của chủ nghĩa Mác. C: Học tuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc (1905). D: Tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu và cuộc Duy tân ở Nhật Bản. 7 Hiệp ước chấm dứt sự tồn tại của triều đình Huế với tư cách là một quốc gia độc lập là A: Hiệp ước Hác-măng. B: Hiệp ước Giáp Tuất. C: Hiệp ước Nhâm Tuất. D: Hiệp ước Pa-tơ-nốt. 8 Khởi nghĩa Yên Thế là A: phong trào của nông dân. B: phong trào của dân tộc ít người. C: phong trào Cần Vương. D: phong trào của binh lính. 9 Hạn chế cơ bản nhất của các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX là A: Rập khuôn, mô phỏng nước ngoài. B: Chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. C: Chưa hợp thời thế. D: Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc. 10 Phong trào chống thuế ở Trung Kì diễn ra dưới ảnh hưởng trực tiếp của A: hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục. B: khởi nghĩa Thái Nguyên. C: phong trào Đông du. D: phong trào Duy Tân. 11 Phong trào Đông du tan rã vì A: phụ huynh đấu tranh đòi đưa con em họ về nước. B: thực dân Pháp câu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam. C: Phan Bội Châu bị bắt giam. D: Phan Bội Châu nhận thấy việc học không có tác dụng. 12 Vị thủ lĩnh có uy tín nhất trong phong trào Yên Thế trong những năm 1884 - 1892 là A: Đề Thám B: Đề Nắm. C: Nguyễn Thiện Thuật. D: Phan Đình Phùng. 13 Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là A: dựa vào Pháp xây dựng nước Việt Nam cộng hòa. B: dùng bạo lực giành độc lập. C: chống Pháp và phong kiến. D: cải cách nâng cao dân sinh, dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến. 14 Hoạt động nổi bật của Hội Duy tân là A: tổ chức nhân dân xuống đường biểu tình. B: vận động cải cách xã hội. C: tổ chức ám sát các tên đầu sỏ trong bộ máy chính quyền thực dân. D: tổ chức phong trào Đông du. 15 Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế là A: phái chủ hòa trong triều đình Huế đứng về phía Pháp, cô lập phái chủ chiến. B: quân Pháp ra lệnh bắt giam Tôn Thất Thuyết. C: quân Pháp ra lệnh bắt vua Hàm Nghi để đưa đi đầy ở An-giê-ri. D: thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế. 16 Sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam sau này? A: Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ từ bên ngoài. B: Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị. C: Vai trò lãnh đạo của lực lượng cách mạng tiên tiến. D: Phát huy sự đoàn kết của toàn dân tộc. 17 Người chỉ huy quân ta bảo vệ thành Hà Nội khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) là A: Nguyễn Tri Phương. B: Tôn Thất Thuyết. C: Hoàng Diệu. D: Phan Đình Phùng. 18 “Bình Tây đại nguyên soái” là danh hiệu nhân dân phong cho ai? A: Võ Duy Dương. B: Nguyễn Trung Trực. C: Trương Định. D: Nguyễn Hữu Huân. 19 Nhận xét nào sau đây đúng về thái độ chống Pháp của triều đình Huế ở Gia Định năm 1859? A: Không kiên quyết chống Pháp. B: Đoàn kết, tập hợp nhân dân chống Pháp. C: Bất hợp tác với Pháp. D: Kiên quyết chống Pháp đến cùng. 20 Nhận định nào không đúng về phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX? A: Gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất. B: Thể hiện rõ tinh thần duy tân cải cách. C: Lãnh đạo khởi nghĩa là các văn thân, sĩ phu yêu nước. D: Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
2 câu trả lời
1a 2b 3 a 4c 5 d 6 b 7 a 8 b 9 b 10a 11 c 12 a 13d
14d 15a 16c 17b 18a 19c 20d
( nếu sai câu nào mong bạn thông cảm)
1.D Phong trào mang tính chất tự vệ, tự phát.
2.C Họ không có vị trí xứng đáng trong triều đình.
3.A Du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam.
4.A Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896).
5.B Cướp đoạt ruộng đất.
6.D Tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu và cuộc Duy tân ở Nhật Bản.
7.D Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
8.A Phong trào của nông dân.
9.B Chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
10.D Phong trào Duy Tân.
11.B Thực dân Pháp câu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam.
12.B Đề Nắm.
13.B Dùng bạo lực giành độc lập.
14.D Tổ chức phong trào Đông du.
15.D Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.
16.C Vai trò lãnh đạo của lực lượng cách mạng tiên tiến.
17.C Hoàng Diệu.
18.C Trương Định.
19.A Không kiên quyết chống Pháp.
20.B Thể hiện rõ tinh thần duy tân cải cách.