tìm những câu hỏi địa lý lớp 8 hay thi vào nhất ( lì 2 nha ) Nhớ có cả đáp án nha Ít nhất 10 câu

2 câu trả lời

Câu 1. Trình bày đặc điểm của hai loại gió mùa ở khu vực Đông Nam Á . Giải thích vì sao có sự khác nhau giữa hai loại gió mùa đó.

Khu vực Đông Nam Á có sự tác động của hai loại gió mùa : gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông . Hai loại gió này có sự khác nhau về nguồn gốc và tính chất.

Gió mùa mùa hạ có đặc điểm nóng,ẩm,mang mưa nhiều cho khu vực.

Gió mùa mùa đông có đặc điểm khô lạnh nên ít gây mưa.

Sự khác nhau này là do :

Gió mùa mùa hạ xuất phát từ vùng áp cao nửa cầu Nam , vượt qua xích đạo, qua vùng biển nóng nên có tính chất nóng ẩm, mang lượng mưa lớn.

- Gió mùa mùa đông lại xuất phát từ cao áp Xibia lạnh giá, thổi qua lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn( qua lục địa ) nên lạnh và khô.

Câu 2. Trình bày những đặc điểm dân cư của các nước Đông Nam Á. Những đặc điểm đó có những thuận lợi , khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế- xã hội?

a. Đặc điểm dân cư

- Là một khu vực có dân số đông (14,2% dân số châu Á, với hơn 536 triệu dân).

- Dân số vẫn còn tăng nhanh( Mức gia tăng tự nhiên hằng năm cao hơn mức bình quân của thế giới và của châu Á ( khoảng 1,5%/năm )): Dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

- Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở các đồng bằng châu thổ ( ở Đông Nam Á lục địa) và các đồng bằng ven biển ( ở Đông Nam Á biển đảo ) .Mật độ dân số cao ( gấp 2 lần mức bình quân thế giới).

- Sự chênh lệch dân số giữa các nước rất cao ( In-đô-nê-xi-a 225 triệu người, Phi-líp-pin 88 triệu người, trong khi Bru-nây chỉ độ 0,4 triệu người, Đông Ti-mo với 0,8 triệu người).

b. Những khó khăn, thuận lợi.

- Dân số đông nên lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, đây sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.

- Dân số tăng nhanh gây sức ép lên phát triển kinh tế-xã hội , đặc biệt viêc giải quyết việc làm có nhiều khó khăn.

- Dân cư phân bố không đều gây nhiều khó khăn cho việc sử dụng hợp lý lao động và tài nguyên.

Câu 3. Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ nước ta có thuận lợi khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế-xã hội

a, Thuận lợi

- Nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực gió mùa nên nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.

- Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, nước ta dễ dàng giao lưu với các nước để phát triển kinh tế(giao thông, buôn bán , du lịch).

- Nằm ở vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, nước ta có vùng biển rộng lớn giàu có thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế ( Đánh bắt, nuôi trồng ,giao thông biển khai thác muối, khoáng sản ,du lịch…)

- Nằm ở vị trí tiếp xúc các luồng di cư sinh vật nên nước ta có nguồn sinh vật, phong phú, đa dạng.

- Nằm hoàn toàn trong một múi giờ nên việc quản lý được thuận tiện

b .Khó khăn

- Lãnh thổ hẹp bề ngang,lại bị kéo dài gần 15 độ vỹ tuyến nên việc lưu thông bắc nam khó khăn..

- Đường biên giới dài, viêc đảm bảo an ninh quốc phòng có khó khăn.

- Nằm trong vùng hay bị thiên tai.

Câu 4. Vùng biển nước ta có những đặc điểm gì đối với sự phát triển kinh tế-xã hội?

a. Thuận lợi

- Giàu có về tài nguyên sinh vật biển: thuận lợi cho ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản phát triển.

- Có nhiều bãi tắm,đảo , vịnh… có phong cảnh đẹp tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển.

- Có nhiều khoáng sản ( dầu khí,titan, cát trắng muối biển…) giúp cho công nghiệp phát triển, có thêm hàng xuất khẩu, thu hút đầu tư.

- Có nhiều vũng vịnh thuận tiện để xây dựng cảng phát triển ngành đường biển.

b. Khó khăn

- Trên Biển Đông thường có bão, gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới… gây trở ngại cho các hoạt động.

- Việc khai thác tài nguyên khoáng sản biển đòi hỏi lớn về vốn và kỹ thuật.

- Tài nguyên biển đang suy giảm, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm.

Câu 5. Chứng minh nước ta có nguồn khoáng sản đa dạng, phong phú. Nhờ đâu mà chúng ta có được nguồn khoáng sản ấy ?

Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng , phong phú. Điều đó được thể hiện :

- Cả nước đã tìm thấy khoảng 5.000 điểm quặng và tụ khoáng của 60 loại khoáng sản.

- Có đầy đủ các loại khoáng sản :

+ Nhiên liệu , năng lượng có : than đá, dầu mỏ, khí đốt.

+ Kim loại có cả kim loại đen ( crômit, sắt, titan, măng gan…) lẫn kim loại màu ( đồng, kẽm, chì,vàng,thiết, bô xít…).

+ Phi kim loại và vật liệu xây dựng như apatit,đá vôi, cát, thuỷ tinh, các loại đá…

- Một số có trữ lượng lớn như dầu khí, than đá, sắt,bôxit,vật liệu xây dựng…..

Sự đa dạng phong phú của khoáng sản có được là nhờ vào:

- Nước ta nằm ở vị trí đặc biệt nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng.

- Nước ta có lịch sử phát triển lâu đời, có cấu trúc địa chất phức tạp

Câu 6. Hãy nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta.

a. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình.

- Đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

- Đồi núi nước ta, phần lớn là đồi núi thấp, núi thấp dưới 1.000 m chiếm trên 85%, núi cao trên 2.000m chỉ chiếm 1%.

- Núi chạy dài từ Tây Bắc đến tận Đông Nam Bộ trên 1.400 km.

- Núi ăn lan đến tận biển , chia cắt đồng bằng ra thành nhiều khu vực.

b. Núi nước ta có hướng tây bắc-đông nam và vòng cung.

- Hệ thống núi Tây Bắc, Trường Sơn Bắc đều có hướng tây bắc- đông nam..

- Chỉ có núi ở Đông Bắc là có hướng vòng cung.

c. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

- Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc sau giai đoạn cổ kiến tạo.

- Trong giai đoạn Tân kiến tạo, địa hình được nâng lên và chia thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

- Trong mỗi bậc lại chia thành nhiều bậc nhỏ.

d. Địa hình nước ta bị tác động mạnh bởi khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và hoạt động của con người.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phong hoá rất dữ dội , làm cho địa hình bị bào mòn, cắt xẽ, trở nên trẻ hoá, rất hiểm trở.

- Ngày càng nhiều địa hình nhân tạo được xây dựng.

Câu 7. Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào ?

Địa hình nước ta biến đổi là do hai nhân tố chủ yếu :

a. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: Dưới tác động của các yếu tố nhiệt, ẩm, nước các loại đất đá phong hoá rất dữ dội.Địa hình nhiều đồi núi càng làm cho quá trình phong hoá mạnh mẽ hơn. Kết quả là địa hình bị biến đổi.

b. Con người tác động làm biến đổi địa hình : Xây dựng ngày càng nhiều các địa hình nhân tạo như các công trình kiến trúc đô thị, đê điều, đập thuỷ lợi…

Câu 8. Địa hình nước ta chia làm mấy khu vực ? Đó là những khu vực nào ?

Địa hình nước ta chia thành ba khu vực :

a. Địa hình miền núi và trung du : Có năm vùng với đặc điểm khác nhau , đó là :

- Vùng núi Đông Bắc.

- Vùng núi Tây Bắc.

- Vùng núi Trường Sơn Bắc.

-Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam

- Vùng núi bình nguyên ở Đông Nam Bộ và trung du Bắc Bộ

b. Địa hình đồng bằng: Với ba đồng bằng chính :

- Đồng bằng châu thổ sông Hồng.

- Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long

- Đồng bằng duyên hải Trung Bộ.

c. Địa hình ven biển và thềm lục địa

- Bờ biển.

- Thềm lục địa.

Câu 9. So sánh địa hình vùng Tây Bắc và Đông Bắc (hình ảnh nha)

Câu 10. Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ?

- Nước ta trải dài trên 15 vỹ tuyến từ 8034/ B đến 23023/ B nên nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến, mỗi năm mặt trời đi qua thiên đỉnh hai hần nên nhận được một lượng nhiệt lớn, vì thế có khí hậu nhiệt đới.

- Nước ta tiếp giáp với Biển Đông . Biển Đông mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao.

- Lãnh thổ nước ta nằm gần trung tâm của khu vực gió mùa châu Á , hàng năm nước ta chịu sự tác động của hai loại gió mùa : đông bắc và tây nam.

Chính vì những lẻ đó, nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 11: Trình bày đặc điểm khí hậu của từng miền và từng khu vực khí hậu ở nước ta.

- Miền khí hậu phía Bắc: từ dãy Bạch Mã trở ra có mùa đông lạnh , tương đối ít mưa. Mùa hè nóng, mưa nhiều.

- Khu vực Đông Trường Sơn: gồm lãnh thổ Trung Bộ phía đông Trường Sơn, từ Hoành Sơn cho đến mũi Dinh . Mùa hạ có gió tây khô nóng, mưa lệch về thu đông.

- Miền khí hậu phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, với hai mùa mưa và khô đối lập.

-Khí hậu Biển Đông Việt Nam: có tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

CÂU HỎI:

Câu 1. Kiểu khí hậu lục địa khô hạn ở châu Á có đặc điểm chung là:

A. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm.

B. Mùa đông lạnh có mưa, mùa hạ khô nóng,

C. Quanh năm nóng ẩm.

D. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng khô.

Câu 2. Các quốc gia nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á là:

A. Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

B. Hàn Quốc, Nhật Bản, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.

C. Thái Lan, Mi-an-ma, Việt Nam, Lào.

D. Thái Lan, Mi-an-ma, Trung Quốc, Cam-pu-chia.

Câu 3. Biểu đồ khí hâu của Y-an-gun có mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa cả năm đạt 2.750mm, nhiệt độ trung bình năm trên 25°C được xếp vào kiểu khí hậu:

A. Cận nhiệt gió mùa.

B. Xích đạo gió mùa.

C. Ôn đới gió mùa.

D. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 4. Châu Á có hoang mạc và bán hoang mạc phát triển mạnh ở:

A. Tây Nam Á và vùng nội địa.

B. Tây Nam Á và Nam Á.

C. Vùng nội địa và Đông Nam Á.

D. Bắc Á và Đông Á.

Câu 5. Các sông lớn ở Bắc Á và Đông Á đ ra các đại dương:

A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.

B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương,

C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

D. Ẩn Độ Dương và Đại Tây Dương.

Câu 6. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa nên sông ngòi ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á có:

A. Lượng nước lớn nhất vào mùa xuân, cạn nhất vào mùa thu.

B. Lượng nước lớn nhât vào mùa hạ, cạn nhất vào mùa đông.

C. Lượng nước lớn nhât vào cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuốiđông đầu xuân.

D. Lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuối xuân đầu hạ.

Câu 7. Các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa là:

A. Rừng nhiệt đới ẩm, xavan và cây bụi.

B. Thảo nguyên, rừng hỗn hợp.

C. Hoang mạc, rừng lá kim.

D. Thảo nguyên, hoang mạc.

Câu 8: Sông dài nhất châu Á (6.300km) là:

A. Sông Trường Giang.

B. Sông Mê Kông.

C. Sông Ô-bi.

D. Sông Hằng.

Câu 9. Nói địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích gây khó khăn cho dân cư châu Á vì:

A. Địa hình núi cao gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

B. Địa hình núi cao gây khó khăn cho việc đi lại, giao lưu giữa các vùng.

C. Địa hình núi cao là nơi thường xảy ra các thiên tai như động đất, núi lửa.

D. Địa hình núi cao thường là nơi có khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt

Câu 10. Về mùa đông ở châu Á có trung tâm áp cao:

A. Aixơlen.              B. A-lê-út.

C. A-xo.                  D. Xi-bia.

ĐÁP ÁN:

Câu hỏi trong lớp Xem thêm