tìm 5 bài ca dao sử dụng phép nhân hóa. Viết đoạn văn 6-8 câu nêu cảm nhận về 1 trong 5 bài vừa tìm đc và sử dụng các dấu câu đã học nhanhh lên em cần gấp

2 câu trả lời

Cái tình yêu ấy đã nảy sinh từ thuở tôi mới lọt lòng, tôi yêu những cánh đồng thẳng cánh cò bay, quê nước trong văn vắt, đầm sen ngọt ngào hương thơm của đất, của trời.Để từ đó, yêu thương hóa hành động, thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, cần không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để vì xã hội, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho dân tộc này.

Đồng lúa quê hương tuy bình dị, nhưng lại đẹp trong con mắt của những người yêu làng quê mình. Ca dao đã vẽ nên một cánh đồng lúa xanh mướt và tình cảm cũng dạt dào.

"Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông".

Ca dao làm cho ta thường thấy rõ từng cây lúa một trong cả cánh đồng lúa rộng mênh mông đó:

"Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai."

Để có được ngày hôm nay, bao anh hùng đã ngã xuống. Các câu ca dao xưa còn in sâu những nét đó.

"Lạy trời cho cả gió lên,

Cờ vua Bình Định bay trên khung thành."

Với tấm lòng quý trọng, nhân dân xưa luôn mong ước hòa hình trên đất nước. Họ mong muốn gió nổi thật to để cờ nghĩa quân của đức vua hay phần phật trên khắp mọi miền.

"Đống Đa ghi để lại đây

Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc An."

Chính ca dao đã giúp em thêm hiểu về cội nguồn lịch sử vẻ vang.

Ca dao xưa thực sự là một nguồn tình cảm vô cùng phong phú, nó bồi đắp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi thơ chúng em, một tình cảm sâu sắc với quê hương đất nước và lòng tự hào về dân tộc. Ca dao Việt Nam đã bộc lộ niềm yêu mến tự hào về quê hương, về sông núi nước Việt.

  • Đinh Trí Mẫn

    Vote cho mình 5 sao + cảm ơn cho mình nha.(Bạn cũng có thể cho mình hay nhất nha ><)

1. Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

2. Núi cao chi lắm núi ơi,

Núi che mặt trời, chẳng thấy người thương.

3. Núi cao bởi có đất bồi,

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?

4. Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ biển đâu nước còn.

5.

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt...

Cảm nhận về câu ca dao:

Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Bài ca dao đã thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn của người nông dân đối với con trâu – con vật đã giúp họ rất đắc lực trong lao động sản xuất.

Người nông dân không chỉ đơn thuần coi trâu là một con vật kéo cày mà còn là người bạn thân thiết. Họ tâm tình, trò chuyện với nó như với một người bạn. Con trâu gắn bó với người nông dân từ thuở ấu thơ cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Vì vậy, quan hệ giữa người nông dân với con trâu không chỉ là mối quan hệ bình thường giữa người chủ và vật nuôi mà còn là quan hệ bạn bè tình sâu nghĩa nặng. Họ coi con trâu là đầu cơ nghiệp, là người bạn chí tình chí nghĩa.