tiềm năng phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ

2 câu trả lời

Vị trí địa lí:

+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên được Nhà nước tập trung phát triển và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Tự nhiên:

+ Đất xám cổ bạc màu trên phù sa cổ, đất badan màu mỡ chiếm 40% diện tích là điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.

+ Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá) trên quy mô lớn.

+ Sông ngòi: Hệ thống sông Đồng Nai cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt và có tiềm năng thủy điện.

Sinh vật:

     Vùng biển có nguồn thủy, hải sản phong phú tập trung ở các ngư trường lớn: Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang, ven biển có nhiều vùng nước lợ thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.

     Rừng cung cấp nguồn gỗ và củi, nguyên liệu giấy.

Tài nguyên khoáng sản giàu có, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam giúp phát triển công nghiệp.

 Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư và nguồn lao động: dân đông, nguồn lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất khĩ thuật khá hoàn thiện, có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải của cả nước.

+ Được áp dụng nhiều chính sách phát tiển, ứng dụng sớm các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.

+ Thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước (thu hút khoảng 50% vốn đầu tư nước ngoài của cả nước).

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, cả ở trong và ngoài nước.

Chúc bạn học tốt! Cho mình câu trả lời hay nhất nha :3

Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, có các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.

Cụ thể, ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có tổng diện tích 3,94 triệu ha và dân số 17,5 triệu người, chiếm 12% diện tích tự nhiên và 19% dân số cả nước, là một trong những đồng bằng màu mỡ trên thế giới với các điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của cả nước. Với 1,5 triệu ha đất trồng lúa, vùng ĐBSCL luôn giữ vai trò then chốt trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đóng góp 50% sản lượng lương thực, gần 70% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước (khoảng 7 - 8 triệu tấn/năm, chiếm 1/5 sản lượng gạo thương mại toàn cầu) và 65% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước.

Hơn nữa, đây còn là vùng có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng với đường biên giới đất liền với Campuchia. Vùng có tiềm năng phát triển kinh tế biển với hơn 700 km bờ biển, bằng 23% bờ biển cả nước, 360.000 km2 vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế, có nhiều bãi biển đẹp, cùng hệ thống sông ngòi, kênh rạch, vườn cây, có đến 3 khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên được công nhận là khu Ramsar của thế giới. Đây là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái hết sức quý giá. Với vị trí địa - kinh tế và địa - chiến lược do nằm kề tuyến hàng hải Đông - Tây, vùng là một cửa ngõ quan trọng, sôi động. Đó là tiềm năng về năng lượng tái tạo lớn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều…

Câu hỏi trong lớp Xem thêm