Theo em, những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá (và ngược lại)? Vì sao? a) Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo; b) Trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường; c) Bỏ trồng cây thuốc phiện; d) Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường; đ) Sinh đẻ có kế hoạch; e) Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình; g) Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm; h) Tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng trước tuổi mà pháp luật quy định); i) Tích cực đọc sách báo; k) Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm; l) Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép; m) Tụ tập đánh bạc, chích hút ma tuý; n) Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm; o) Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em.

1 câu trả lời

a) Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo

→ Nếp sống văn hóa (vì đây là việc làm xây dựng quê hương giàu mạnh) 

b) Trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường;

→ Chưa văn hóa (vì đây là hành động ham chơi, làm người khác lo lắng)

c) Bỏ trồng cây thuốc phiện;

Nếp sống văn hóa (vì giảm tệ nạn xã hội)

d) Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường;

Nếp sống văn hóa (vì giúp mọi trẻ em có kiến thức,xây dựng quê hương giàu mạnh)

đ) Sinh đẻ có kế hoạch;

Nếp sống văn hóa (vì giảm dân số đông, giảm mọi vấn đề về dân số)

e) Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình;

→ Chưa văn hóa (vì nó ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người xung quanh)

g) Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm;

Nếp sống văn hóa (vì đây là việc làm bảo vệ môi trường, tăng thẩm mĩ)

h) Tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng trước tuổi mà pháp luật quy định);

→ Chưa văn hóa (vì đây là việc làm vi phạm pháp luật)

i) Tích cực đọc sách báo;

→ Nếp sống văn hóa (vì giúp ta mở mang kiến thức, minh mẫn hơn)

k) Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm;

→ Nếp sống văn hóa (vì đây là việc làm bảo vệ môi trường)

l) Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép;

→  Chưa văn hóa (vì đây là mê tín, không lành mạnh, sẽ khiến xã hội kém phát triển)

m) Tụ tập đánh bạc, chích hút ma tuý;

Chưa văn hóa (vì đây là tệ nạn xã hội)

n) Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm;

→ Chưa văn hóa (vì khi lan truyền thông tin không chính xác, hậu quả sẽ khó lường)

o) Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em.

→ Nếp sống văn hóa (vì giúp trẻ em có môi trường vui chơi lành mạnh)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

​A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Trung Á. D. Nam Á.

Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu nam Cực.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là

A. 8.200km B. 8.500km C. 9.000km D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới. D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy qua đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Lưỡng Hà.

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca.

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ đất liền mở rộng nhất là

A. 8.500km. B. 9.000km. C. 9.200km. D. 9.500km.

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa. B. Ven biển. C. Ven các đại dương. D. Phía đông lục địa.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 14: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông –tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 15: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo B. Do lãnh thổ rất rộng.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Những khoáng sản nào sau đây không có nhiều ở châu Á ?

A. Dầu mỏ, khí đốt. C. Crôm, đồng, thiếc. B. Than, sắt. D. Kim cương, U-ra-ni-um.

Câu 17: Hãy cho biết ở châu Á, đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau nhất ?

A. Đới khí hậu cận nhiệt. B. Đới khí hậu nhiệt đới.

C. Đới khí hậu Xích đạo. D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 18: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 19: Kiểu khí hậu nào sau đây không phải là kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?

A. khí hậu nhiệt đới lục địa. B. khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. khí hậu ôn đới lục địa D. Khí hậu cực và cận cực.

Câu 20: Nhận xét nào không đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

C. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Các bạn ơi cứu mình với huhu

2 lượt xem
2 đáp án
54 phút trước