-Thế nào là tôn sư trọng đạo -Biểu hiện của tôn sư trọng đạo -Những việc làm tôn sư trọng đạo của em -Tìm 5 câu ca dao tục ngữ nói về tôn sư trọng đạo Ai làm nhanh,đúng tui cho cảm ơn,*,ctlhn nhanh lên nhé

2 câu trả lời

-Tôn sư trọng đạo là:tôn trọng,kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo,cô giáo(đặc biệt đối với những thầy,cô giáo đã dạy mình),ở mọi lúc mọi nơi;coi trọng những điều thầy dạy,coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình

-Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là:

+Truyền thống quý báu của dân tộc chúng ta cần phát huy

+Là nét đẹp trong tâm hồn mỗi con người làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng gắn bó

-Những việc làm tôn sư trọng đạo của em là:

+Chào hỏi lễ phép với các thầy cô

+Chú ý nghe thầy cô giảng bài

+Thăm các thầy cô giáo nhân ngày 20/11

-Những ca dao tục ngữ nói về tôn sư trọng đạo là:

+Không thầy đố mày làm nên

+Nhất tự vi sư,bán tự vi sư

+Một chữ cũng là thầy,nửa chữ cũng là thầy

+Muốn sang thì bắc cầu kiều 

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

+Ân trả,nghĩa đền

Chúc bạn học tốt

Cho mình ctlhn nha!

Tôn sư trọng đạo:

- Tôn sư: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo , ở mọi nơi, mọi lúc; coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình. 

- Trọng đạo: Coi trọng những lời thầy dạy trọng đạo lí làm người. (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy)

Những việc làm tôn sư trọng đạo của em:

- Lễ phép, cung kính khi nói chuyện với thầy cô.

- Thăm hỏi, chúc sức khoẻ thầy cô giáo vào mỗi dịp Tết, 20/11,...

- Học tập chăm chỉ, vâng lời thầy cô.

Ca dao, tục ngữ:

- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy

- Không thầy đố mày làm nên

- Muốn sang thì bắc cầu Kiểu

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy

- Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy

- Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói đố mày làm nên