Tại sao nói “trung với nước, hiếu với dân” trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh tạo nên một cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức và là cốt lõi của đạo đức cách mạng?

2 câu trả lời

phải là "trung với đảng,hiếu với dân" chứ

Vì:

Trung với nước, hiếu với dân theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi công việc cách mạng của Ðảng, trong từng suy nghĩ, việc làm cụ thể của mỗi cán bộ, đảng viên  và mỗi người dân. Dù mục tiêu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng  khác nhau, nhưng yêu cầu về trung, hiếu luôn nhất quán và là tiêu chí chung cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân học tập và rèn luyện. Ðó là, lòng yêu nước thương nòi, tự hào với truyền thống vẻ vang của dân tộc; là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân với cộng đồng, với sự nghiệp  của Ðảng và dân tộc, với sự hưng vong của đất nước; là ý chí và nghị lực vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng; là sự tin yêu, kính trọng nhân dân. Vì vậy, trong suốt quá trình xây dựng Ðảng, lãnh đạo cách mạng, Bác thường xuyên quan tâm tới việc nâng cao tinh thần trung, hiếu ở mỗi người dân Việt Nam yêu nước nói chung,  cán bộ, đảng viên  nói riêng, và đòi hỏi họ phải luôn ghi sâu trong lòng những chữ "trung với nước, hiếu với dân".

Chúng ta có thể thấy rõ điều này ngay từ những ngày đầu cách mạng. Khi mở lớp huấn luyện, đào tạo lớp cán bộ đầu tiên của Ðảng (ở Quảng Châu, Trung Quốc), một trong những vấn đề đầu tiên đồng chí Nguyễn Ái Quốc quan tâm là, đào tạo những người tự nguyện hy sinh phấn đấu suốt đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; học tập, tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin là để  "giữ chủ nghĩa cho vững", tuyệt đối trung thành với sự nghiệp lớn của Ðảng, biết đoàn kết và tổ chức quần chúng thực hiện.

Khi Ðảng ta được thành lập, Người luôn nhắc nhở : "Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: mình vào Ðảng để làm đày tớ cho nhân dân. Bác nhấn mạnh: Làm đày tớ nhân dân chứ không phải là "quan" nhân dân"(4). Khi Ðảng ta trở thành Ðảng cầm quyền, lãnh đạo toàn dân vừa kháng chiến vừa kiến quốc, dù ở đâu, làm gì, Người cũng chỉ tâm niệm một điều rằng: "Ðảng ta là Ðảng cách mạng. Ngoài lợi ích của nhân dân, Ðảng ta không có lợi ích gì khác", "Chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân"   Vì vậy, Người luôn chỉ rõ cho mọi người thấy và hiểu rõ vấn đề cốt lõi của đạo đức cách mạng là: Việc gì  lợi cho dân phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân phải hết sức tránh.    

Chính trong quá trình ấy, Người  đã nêu tấm gương sáng về lòng "tận trung với nước, tận hiếu với dân". Lòng trung, hiếu ở Người là nhất quán, trước sau như một. Ngay từ những ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới mục tiêu độc lập cho Tổ quốc, cơm no áo ấm cho đồng bào, Người đã vượt qua bao khó khăn, thử thách. Trong lao tù của bọn thực dân, đế quốc, lòng kiên trung bất khuất, quyết tâm giải phóng dân tộc, cơm no áo ấm cho đồng bào càng  được bồi đắp thêm. Khi  đất nước giành được độc lập, Người "tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào", không muốn "dính líu gì với vòng danh lợi" mà "chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" .

Câu hỏi trong lớp Xem thêm