Sông Hồng vó ý nghĩa như thế nào đối với phát triển nông nghiệp và đời sống của người dân
2 câu trả lời
- Cung cấp nguồn nước để sản xuất nông nghiệp.
- Điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt vào mùa mưa và cung cấp nước vào mùa khô cho sản xuất, sinh hoạt.
- Phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, giao thông đường sông.
Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2.640 m³/s (tại cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³, tuy nhiên lưu lượng nước phân bổ không đều. Về mùa khô lưu lượng giảm chỉ còn khoảng 700 m³/s, nhưng vào cao điểm mùa mưa có thể đạt tới 30.000 m³/s.
Phụ lưuSửa đổi
Các phụ lưu của Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc là sông Đà (có tên là sông Lý Tiên), sông Nậm Na (sông Đăng), sông Lô (Bàn Long) và sông Nho Quế (Phổ Mai) cùng một số sông nhỏ khác như sông Mễ Phúc, sông Nam Khê chảy qua biên giới hai nước vào Việt Nam. Trên lãnh thổ Việt Nam thì những phụ lưu trên như sông Đà, sông Lô (với phụ lưu là sông Chảy và sông Gâm), ngòi Phát, ngòi Bo, ngòi Nhù, ngòi Hút, ngòi Thia, ngòi Lao, sông Bứa đổ dồn vào sông Hồng phía trên Ngã ba Hạc.
Chi lưuSửa đổi
Từ Ngã ba Hạc xuống hạ lưu thì Sông Hồng không nhận thêm nước nữa mà bắt đầu rót nước sang các phân lưu. Phía tả ngạn là sông Đuống chảy từ Hà Nội (chỗ ngã ba Đông Anh, Tây Hồ, Long Biên) sang Phả Lại ở phía đông thuộc Hải Dương và sông Luộc chảy từ Hưng Yên đến Quý Cao (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Hai sông này nối sông Hồng với hệ thống sông Thái Bình. Phân lưu phía hữu ngạn là sông Đáy và sông Đài (còn gọi là Lạch Giang hay Ninh Cơ), nối Sông Hồng và Sông Đáy là hai sông Phủ Lý và sông Nam Định.
Lợi ích và nguy cơSửa đổi
Nước Sông Hồng về mùa lũ có màu đỏ-hồng do phù sa mà nó mang theo, đây cũng là nguồn gốc tên gọi của nó. Lượng phù sa của Sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn trên nǎm tức là gần 1,5 kg phù sa trên một mét khối nước.
Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định. Nguồn cá bột của sông Hồng đã cung cấp giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ.
Do lượng phù sa lớn mà lòng sông luôn bị lấp đầy khiến cho lũ lụt thường xuyên xảy ra, vì thế mà từ lâu hai bên bờ sông người ta đã đắp lên những con đê to nhỏ để tránh lũ lụt ngăn nước.
Khai thác thuỷ điệnSửa đổiHoàng hôn trên sông Hồng, nhìn từ cầu Long Biên.
Nguồn thuỷ năng trong lưu vực sông Hồng tương đối dồi dào, điều kiện khai thác thuận lợi nhất là công trình trên sông nhánh, cho đến nay đã xây dựng các trạm thuỷ điện sau:
Các trạm phát điện có công suất lắp máy dưới 10.000 kW tổng cộng là 843 với tổng công suất lắp đặt là 99.400 kW và 1 trạm thuỷ điện loại vừa ở Lục Thuỷ Hà có công suất 57.500 kW, như vậy mới khai thác chưa đến 5% khả năng thuỷ điện có thể khai thác trong lưu vực. Tổng công suất các trạm thuỷ điện trong lưu vực có thể khai thác đạt 3.375 triệu kW trong đó dòng chính sông Hồng chỉ chiếm 23% còn 77% tập trung ở các sông nhánh.
Nét nổi bật về khai thác thuỷ điện lưu vực sông Hồng là:
- Tập trung khai thác thuỷ điện trên các sông nhánh có đầu nước cao lưu lượng nhỏ, kiểu đường dẫn chuyển nước sang lưu vực địa hình thấp là kinh tế nhất.
- Dòng chính sông Hồng chảy theo đường thẳng, ít gấp khúc và chêch lệch thuỷ đầu tập trung không nhiều vì vậy phần lớn khai thác kiểu thuỷ điện sau đập, có nhiều khó khăn vì núi cao khe sâu phải làm đập cao để tạo đầu nước sẽ không kinh tế.
- Các thuỷ điện trên sông nhánh thường xa khu dân cư và đất canh tác rất phân tán, làm thế nào để công trình thuỷ điện đồng thời kết hợp cấp nước cho sản xuất và đời sống của nông dân là vấn đề cần nghiên cứu giải quyết đạt hiệu ích kinh tế.
Nhưng do lượng phù sa lớn, làm nông dòng sông và lưu lượng chảy sẽ kém nên sẽ làm giảm hiệu quả hay phá hủy các công trình thủy điện trong tương lai gần đây.