Quan hệ cung cầu hàng hóa được Nhà nước, các chủ thể sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng đã vận dụng quan hệ cung cầu như thế nào?

1 câu trả lời

Đây chỉ là ý kiến riêng của mình thôi nha, bạn tham khảo thui chứ nó chưa chắc đúng

Đối với nhà nước, thì họ vận dụng quan hệ cung cầu để phát triển kinh tế, cân bằng xã hội . Dựa vào quan hệ cung cầu ấy, nhà nước dần mở rộng thị trường buôn bán, tăng năng suất xã hội và đa dạng hóa sản phẩm. Như trong quy luật cung cầu đã đã đề cập, cầu tăng -> sx tăng -> cung tăng, nhà nước sẽ phải cố gắng theo kịp nhu cầu người tiêu dùng rồi phân phối yêu cầu cho các chủ thể sản xuất kinh doanh. Đồng thời do quy luật cung cầu nên giá cả luôn biến động liên tục trên thị trường. Việc của các cơ quan quản lý, nhà nước là luôn kiểm soát giá cả ổn định, để theo kế hoạch tăng trưởng kinh tế chung. 

Ví dụ: Khi trên thị trường, quan hệ cung – cầu bị rối loạn vì một số nguyên nhân khác nhau ( hạn hán, mất mùa do sâu bệnh, lũ lụt) nhà nước đã tiến hành điều tiết bằng cách thông qua các chính sách như giảm thuế, trợ cấp vốn, trợ cấp lương thực… để cân đối lại cung – cầu.

Đối với chủ thể sản xuất kinh doanh có lẽ mục đích chính của họ là thu nhập, rằng lợi nhuận mình thu lại nhiều hơn so với giá cả họ chi ra. Họ chính là bên cung cũng có thể là bên cầu. Vì chỉ khi có đủ nguyên liệu mình muốn họ mới làm ra được sản phẩm để buôn bán cho người tiêu dùng. Có thể coi đó là một mối quan hệ tuần hoàn, chúng tác động lẫn nhau, giúp cho thị trường được cân bằng. (nhưng để thu lợi nhuận thì đồng nghĩa: Cung<cầu-giá hàng tăng sẽ thu được lợi nhuận)

Đối với người tiêu dùng: Thì quan hệ cung cầu cũng sẽ giúp người tiêu dùng xác định rõ được hàng hóa cần mua (khi đó thì cầu<cung). Nhu cầu của họ sẽ ảnh hưởng đến việc cung và giá cả hàng hóa. Cân bằng thị trường

Câu hỏi trong lớp Xem thêm