Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam định có gì nổi bật
2 câu trả lời
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CÁCH MẠNG Ở NAM ĐỊNH ĐẦU THẾ KỶ XX
Dưới tác động của hai cuộc khai thác thuộc địa(1897-1914;1919-1929), xã hội Việt nam đã có những biến chuyển hết sức căn bản. Đầu thế kỉ XX, các trào lưu tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản ở phương Tây, sau đó là tư tưởng cách mạng vô sản từ nước Nga Xô Viết đã được truyền bá rộng rãi vào Việt Nam.
Đó chính là những tiền đề quan trọng nhất cho bước phát triển nhảy vọt về chất của phog trào yêu nước việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhân dân Nam Định đã hăng hái hòa mình vào phong trào đấu tranh sôi nổi của các giai tầng xã hội trong nước, tiêu biểu là các phong trào:
- Phong trào Đông du và Đông Kinh nghĩa thục.
- Phong trào tẩy chay tư bản nước ngoài.
- Phong trào đòi tự do dân chủ những năm 1925-1926.
Và đặc biệt nổi bật là phong trào đấu tranh của công nhân: Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mới trong hai cuộc khai thác thuộc địa, nhưng đời sống của nhân dân lao động vẫn hết sức cực khổ, đặc biệt là giai cấp công nhân. Các điều kiện sinh hoạt vật chất như: ăn ở, mặc, điều kiện lao động..... đều rất thấp kém. Công nhân không được hưởng bất cứ một chế độ bảo hiểm thân thể nào, thời gian làm việc thường bị kéo dài thành 10 đến 14 giờ một ngày, tiền lương thấp, mức lương không đủ duy trì một mức sống tối thiểu.
Ngoài đồng lương rẻ mạt, điều kiện lao động cực khổ, công nhân còn bị đày đọa về thể xác và tinh thần. Họ bị ngược đãi, đánh đập, sa thải, cúp lương và đối xử như nô lệ, chính cảnh sống cùng cực này đã thúc đảy công nhân hăng hái đấu tranh. Tiếp thu ánh sáng của chủ nghĩa cộng sản được tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (một tổ chức do Nguyễn Ái Quốc thành lập năm 1925) truyền bá, công nhân Nam Định đã vùng dậy đấu tranh.
Hoà chung với khí thế đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX, công nhân Nam Định ngay từ thời kỳ đầu cũng đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của bọn thực dân Pháp. Nam định trở thành một điểm sáng trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân cả nước, với nhiều cuộc đấu tranh tiêu biểu.
Ngay từ tháng 5-1909, ở Nam Định đã nổ ra cuộc bãi công đầu tiên của nữ công nhân Nhà máy chai. Từ ngày 27-2 đến 7-3-1924, hơn 100 công nhân ở Nhà máy tơ bãi công. Ngày 11-9-1924, toàn thể công nhân Nhà máy rượu Nam Định tiếp bước cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy rượu Hải Dương, Hà Nội chống lại sự đối xử thô bạo của chủ. Ngày 24-9-1924, 250 công nhân xưởng dệt đóng máy đồng loạt bãi công. Nổi bật nhất là cuộc đấu tranh ngày 30-4-1925 của 2.500 công nhân Nhà máy sợi Nam Định. Cuộc bãi công này đã thực sự gây một tiếng vang lớn. Ngày 30-8-1926, toàn thể công nhân xưởng sợi đã bãi công để phản đối các hành động đánh đập và đòi bồi thường cho chị Nguyễn Thị Vá bị đốc công đánh trọng thương.
Năm 1927, các chi hội của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập ở Nam Định. Đến năm 1928, Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lâm thời thành lập. Các hội viên của hội đã nhanh chóng tham gia các hoạt động đấu tranh của công nhân Nam Định. Mở đầu là cuộc đấu tranh của 24 nữ công nhân thuộc xưởng dệt Nhà máy sợi.
Tiêu biểu nhất phải kể đến cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy sợi Nam Định vào tháng 3-1929. Nguyên nhân dẫn đến cuộc bãi công này bắt đầu từ việc chủ nhà máy tăng thêm số máy, sa thải 1/3 số công nhân nhưng không giảm việc, toàn bộ khối lượng công việc đó trút lên đầu số công nhân còn lại. Vùa phải làm việc cật lực mà không được tăng thêm đồng lương nào, làn sóng bất bình đã bùng lên trong công nhân.
Cho đến sáng ngày 20-3-1929, toàn bộ công nhân xưởng A bãi công, tiếp đó công nhân xưởng B bãi công để hưởng ứng. Sau 10 ngày tranh đấu không khoan nhượng, ngày 29-3, bọn chủ nhà máy đã phải chấp nhận các yêu sách của công nhân.
Trong cuộc đấu tranh này, công nhân nhà máy Sợi đã biết đoàn kết từng bộ phận, từng kíp để tạo thành một lực lượng thống nhất, biết sử dụng các khẩu hiệu trong đấu tranh, liên tục đưa đơn một cách dồn dập để gây áp lực, buộc bọ chủ phải nhượng bộ. Nét mới trong cuộc đấu tranh này là lần đầu tiên công nhân đã tự bầu ra một bộ phận lãnh đạo để động viên và tổ chức công nhân đấu tranh.
Nhìn chung, các cuộc đấu tranh, mà điển hình là là cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy sợi, đã đánh dấu sự trưởng thành rõ rệt của đội ngũ công nhân Nam Định về trình độ tổ chức, phương pháp đấu tranh và trình độ giác ngộ giai cấp. Sự trưởng thành vượt bậc trong đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và đội ngũ công nhân Nam Định nói riêng đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản để thúc đẩy phong trào đấu tranh của công nhân lên một tầm cao mới
Với cuộc Cách mạng Tháng Tám, chính quyền mới đã được thiết lập, nhân dân ta đã được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Nhưng nằm trong tình hình chung của cả nước, sau khi chính quyền cách mạng được thành lập, Đảng bộ và nhân dân Nam Định cũng phải đối phó với nhiều khó khăn phức tạp. Thù trong giặc ngoài đe dọa, tình hình đất nước ở vào thế ngàn cân treo sợi tóc.
Về kinh tế, mọi ngành sản xuất đều sút kém, đình đốn. Sản xuất nông nghiệp suy giảm, ruộng đất hoang hóa nhiều. Hàng hóa khan hiếm, nạn đầu cơ tích trữ phát triển. Về tài chính, ngân quỹ, kho bạc nói chung không còn gì. Giữa lúc đó, các thế lực đế quốc núp dưới danh nghĩa quân Đồng minh để tước vũ khí quân đội Nhật cũng tràn vào từ hai đầu đất nước. Thực chất là chúng muốn lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ.
Về phía chủ quan, Đảng bộ Nam Định còn thiếu kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo chính quyền. Các tổ chức quần chúng, lực lượng vũ trang địa phương, tổ chức đảng ở cơ sở nhất là ở xã còn ít, trang bị nghèo nàn chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong giai đoạn mới.
Thuận lợi cơ bản nhất đối với chính quyền cách mạng non trẻ là được sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng. Trong mọi hoàn cảnh, các tầng lớp nhân dân Nam Định nói riêng và cả nước nói chung luôn vững tin vào Chủ tịch Hồ Chí Minh và Việt Minh, sẵn sàng đem tính mạng và của cải để bảo vệ độc lập dân tộc và bảo vệ chế độ mới.
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập phiên họp đầu tiên của Hội đồng chính phủ, đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách cần phải làm ngay. Ngày 25-11-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, khẳng định “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành, vì nước chưa được hoàn toàn độc lập”.
Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách và quan trọng hàng đầu của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh là dồn toàn lực vào việc xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân trước sự tiến công thâm độc của những kẻ thù có tiềm lực quân sự lớn mạnh, tàn ác và nguy hiểm.
Nhờ sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân, cuộc bầu cử Quốc hội khóa I và Hội đồng nhân dân các cấp diễn ra một cách tốt đẹp. Ngày 6-1-1946, gần 100% số cử tri đã đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội, trong số 36 vạn cử tri có tới 33 vạn cử tri bỏ phiếu tín nhiệm cho những người Mặt trận Việt Minh giới thiệu. Ngày 20-1-1946, cử tri Nam Định nô nức đi bầu cử Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân cấp xã vào ngày 18-3-1946.
Ngày 10-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Nam Định, Chiều ngày 10-1-1946, Chủ tịch đã nói chuyện với thân mật với đại biểu các tâng lớp nhân dân, đại biểu các tôn giáo và cán bộ các ngành, các giới trong tỉnh. Bảy giờ sáng ngày 11-1-1946, trước hơn một vạn cán bộ, bộ đội và nhân dân Bác ân cần nhắc nhở mọi người phải đoàn kết, thương yêu nhau, chăm lo, mọi mặt công tác, ủng hộ Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Nam Định. Những lời chỉ bảo ân cần của Người đã để lại ấn tượng sâu sắc và cổ vũ Đảng bộ, nhân dân Nam Định đoàn kết, phấn đấu, khắc phục những khó khăn trở ngại, tiếp tục đi lên trong giai đoạn mới của cách mạng.
Với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và quân dân trong tỉnh, những khó khăn bước đầu đã dần được khắc phục, đời sống nhân dân ổn định, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, giữ vững; quân và dân Nam Định có điều kiện bước vào cuộc kháng chiến lâu dài, chống thực dân Pháp xâm lược.