Phần trắc nghiệm Câu 1. Các núi và sơn nguyên của Châu Á tập trung ở khu vực nào? A. vùng rìa phía Tây B. vùng Đông Nam C. vùng Tây Bắc D. vùng trung tâm Câu 2. Kiểu khí hậu nào thuộc đới khí hậu cận nhiệt? A. Kiểu núi cao B. Kiểu nhiệt đới gió mùa C. Kiểu nhiệt đới khô D. Kiểu ôn đới lục địa Câu 3. Con sông nào sau đây dài nhất Châu Á? A. A Mua B. Sông Hằng C. Trường Giang D. Mê Kông Câu 4. Hướng gió chính vào mùa đông ở khu vực Đông Á là: A. Đông Nam, Nam B. Tây Nam, Tây C. Tây Bắc, Bắc D. Đông Bắc, Đông Câu 5. Hướng gió chính vào mùa đông ở Khu vực Nam Á là hướng nào? A. Tây Bắc B. Đông Nam C. Tây Nam D. Đông Bắc Câu 6. Chủng tộc Môn-gô-lô-ít phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Châu Á? A. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á B. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á C. Bắc Á, Tây Nam Á, Đông Á D. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á Câu 7. Những nơi có mật độ dân số đông ở châu Á là nơi có: A. Có khí hậu giá lạnh khắc nghiệt B. Có đất màu mở, phát triển nông nghiệp, nhiều trung tâm công nghiệp C. Có khí hậu nóng khô, thuận lợi phát triển nông nghiệp D. Nơi có địa hình hiểm trở, đi lại dễ dàng, thuận lợi phát triển kinh tế Câu 8. Các nước có thu nhập cao tập trung chủ yếu ở khu vực nào của châu Á? A. Tây Nam Á B. Nam Á C. Bắc Á D. Đông Á Câu 9. Nước nào đã sớm đạt được nền công nghiệp trình độ cao nhất ở Châu Á? A. Hàn Quốc B. Nhật Bản C. Ấn Độ D. Xing-ga-po Câu 10. Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các con sông ở khu vực Tây Nam Á là: A. Nước băng tuyết tan B. Nước ngấm trong núi C. Nước mưa D. Nước ngầm Phần tự luận Câu 1 (2 điểm). Trình bày đặc điểm sông ngòi của châu Á? Câu 2 (3 điểm). a) Trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á? b) Nêu ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực Đông Nam Á?

2 câu trả lời

`1.`D. vùng trung tâm

`2.`A. Kiểu núi cao

`3.`C. Trường Giang

`4.`C. Tây Bắc, Bắc

`5.`D. Đông Bắc

`6.`B. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á

`7.`B. Có đất màu mở, phát triển nông nghiệp, nhiều trung tâm công nghiệp

`8.`D. Đông Á

`9.` B. Nhật Bản

`10.`A. Nước băng tuyết tan

`Câu  1:`

+ khu vực Bắc Á: hệ thống sông dày đặc và chảy theo hướng bắc nam, sông thường đóng bang vào mù đông và mùa xuân. Các con sông ở khu vực này thương gây ra lũ do tam bang.

+ khu vực Đông Nam Á, Đông Á và Nam Á: mạng lưới sông ngòi dày đặc và phức tạp, thường có lũ lớn vào mùa mưa.

`Câu  2:`

`a)`+Bán đảo Trung Ấn: chủ yếu núi, cao nguyên, hướng núi bắc - nam, tây bắc - đông nam; bị chia xẻ mạnh bởi các thung lũng sông. Đồng bằng châu thổ tập trung ở ven biển.

+Quần đảo Mã Lai: chủ yếu núi, hướng đông — tây, đông bắc - tây nam; núi lửa.Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.

`b)``+` Địa hình bằng phẳng  là nơi xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, các nhà máy, xí nghiệp, nhà ở....thuận lợi cho hoạt động sống, phát triển kinh tế của các nước.

`+`Đồng bằng châu thổ màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực lớn.

`+` Dễ dàng cho giao thông qua lại, thúc đẩy giao lưu kinh tế.

Câu 1. Các núi và sơn nguyên của Châu Á tập trung ở khu vực nào?

A. vùng rìa phía Tây

B. vùng Đông Nam

C. vùng Tây Bắc

D. vùng trung tâm

Câu 2. Kiểu khí hậu nào thuộc đới khí hậu cận nhiệt?

A. Kiểu núi cao

B. Kiểu nhiệt đới gió mùa

C. Kiểu nhiệt đới khô

D. Kiểu ôn đới lục địa

Giải thích: Các kiểu khí hậu thuộc đới khí hậu cận nhiệt là: kiểu núi cao, kiểu cận nhiệt lục địa, kiểu cận nhiệt gió mùa và kiểu cận nhiệt địa trung hải.

Câu 3. Con sông nào sau đây dài nhất Châu Á?

A. A Mua

B. Sông Hằng

C. Trường Giang

D. Mê Kông

Giải thích: Con sông dài nhất châu Áư là sông Trường Giang ( Dương Tử, Trung Quốc.)

Câu 4. Hướng gió chính vào mùa đông ở khu vực Đông Á là:

A. Đông Nam, Nam

B. Tây Nam, Tây

C. Tây Bắc, Bắc

D. Đông Bắc, Đông

Giải thích: Hướng gió chính vào mùa đông ở khu vực Đông Á là hướng Tây Bắc và hướng Bắc.

Câu 5. Hướng gió chính vào mùa đông ở Khu vực Nam Á là hướng nào?

A. Tây Bắc

B. Đông Nam

C. Tây Nam

D. Đông Bắc

Giải thích:  Mùa đông: gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, tính chất lạnh và khô.

Câu 6. Chủng tộc Môn-gô-lô-ít phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Châu Á?

A. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á

B. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á

C. Bắc Á, Tây Nam Á, Đông Á

D. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á

Giải thích: Chủng tộc Môn-gô-lô-ít: phân bố ở khu vực Đông Á, Bắc Á và Đông Nam Á.

Câu 7. Những nơi có mật độ dân số đông ở châu Á là nơi có:

A. Có khí hậu giá lạnh khắc nghiệt

B. Có đất màu mở, phát triển nông nghiệp, nhiều trung tâm công nghiệp

C. Có khí hậu nóng khô, thuận lợi phát triển nông nghiệp

D. Nơi có địa hình hiểm trở, đi lại dễ dàng, thuận lợi phát triển kinh tế

Câu 8. Các nước có thu nhập cao tập trung chủ yếu ở khu vực nào của châu Á?

A. Tây Nam Á

B. Nam Á

C. Bắc Á

D. Đông Á

Giải thích:  Các nước có thu nhập cao tập trung ở khu vực Đông Á và khu vực các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn ở Tây Nam Á.

Câu 9. Nước nào đã sớm đạt được nền công nghiệp trình độ cao nhất ở Châu Á?

A. Hàn Quốc

B. Nhật Bản

C. Ấn Độ

D. Xing-ga-po

Giải thích: Nhật Bản là nước đã sớm đạt được nền công nghiệp trình độ cao nhất ở Châu Á và đứng hàng thứ hai thế giới sau Hoa Kì.

Câu 10. Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các con sông ở khu vực Tây Nam Á là:

A. Nước băng tuyết tan

B. Nước ngấm trong núi

C. Nước mưa

D. Nước ngầm

Phần tự luận

Giải thích: Khu vực Nam Á có mưa nhiều nên nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các con sông ở Nam Á là từ nước mưa.

Câu 1 (2 điểm). Trình bày đặc điểm sông ngòi của châu Á?

Đặc điểm sông ngòi Châu Á:
- Mạng lưới sông ngòi đặc biệt

- có nhiều hệ thống sông lớn

- Chế độ nước rất phức tạp:
* khu vực Bắc Á:

+ hệ thống sông dày đặc.

+ chảy theo hướng Bắc Nam.

+ thường đóng băng vào mùa đông và mùa xuân.

+ Các con sông ở khu vực này thương gây ra lũ do hiện tượng băng tan.

* khu vực Đông Nam Á, Đông Á và Nam Á:

+ mạng lưới sông ngòi dày đặc và phức tạp.

+ thường có lũ lớn vào mùa mưa.

* khu vực trung á và Tây Á:

+ ít sông.

+ nguồn cung cấp nước chủ yếu là bang tuyết tan.

Câu 2 (3 điểm). a) Trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á?

Được chia làm hai phần:

- Phần đất liền:

+ Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Himalaya chạy dài theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp.

+ Núi và cao nguyên, chiếm phần lớn diện tích, các dải núi.

+ Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh.

+ Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu các sông.

- Phần hải đảo:

+ Là những nơi thường xảy ra động đất, núi lửa do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất.

+ Dải núi lửa nằm theo hình vòng cung thuộc Inđônêxia, Malaixia và Philippin.

b) Nêu ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực Đông Nam Á?

- Địa hình bằng phẳng là nơi xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, các nhà máy, xí

nghiệp, nhà ở.... thuận lợi cho hoạt động sống, phát triển kinh tế của các nước.

- Đồng bằng châu thổ màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, hình

thành các vùng chuyên canh cây lương thực lớn.

- Đông Nam Á có các đồng bằng: Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Mê Nam,... Các đồng bằng này là một trong những vựa lúa gạo của thế giới.

- Trên đồng bằng dân cư tập trung đông đúc, kinh tế phát triển, các ngành kinh tế phân bố dày đặc.

chúc bn học tốt

Câu hỏi trong lớp Xem thêm