Phân tích nội dung pt mạnh mẽ lực lượng sx trong quá trình Công nghiệp hóa, hđ hóa. Ai làm hộ em vớii ạ 😥😥😥
2 câu trả lời
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và mở rộng thị trường thế giới trong thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học-công nghệ và toàn cầu hóa hiện nay
Khoa học - công nghệ là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam. Những thành tựu của khoa học, công nghệ đã góp phần đáng kể trong việc phát triển tư liệu sản xuất, trước hết là cải biến những công cụ lao động cả trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp.
Trong thời gian qua, với xu thế toàn cầu hóa, sự chuyển giao và hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ đã khiến nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ. Những công cụ lao động giản đơn mang tính chất tiểu thủ công nghiệp đã được thay thế bằng những dây chuyền máy móc thiết bị tối tân, hiện đại. Sức lao động của con người được giải phóng, lao động chân tay dần được thay thế bởi lao động trí óc, lao động giản đơn dần được thay thế bằng sự chuyên môn hóa ngày càng cao. Những sự thay đổi lớn lao của công cụ sản xuất đã làm cho năng suất lao động tăng vượt bậc, khối lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và có chất lượng cao. Cũng nhờ sự phát triển của công cụ sản xuất, nền kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch lớn mạnh về cơ cấu kinh tế. Trong những năm gần đây, tỉ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng mạnh hơn so với các ngành nông nghiệp. Từ một nước thuần nông, Việt Nam đã xây dựng được nhiều nhà máy, xí nghiệp có những dây chuyền công nghệ tiến tiến; nhiều khu chế xuất công nghệ cao. Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia khác trên khu vực và trên thế giới, là một nước đi sau nên nhìn chung nền sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, những ngành công nghiệp chế tạo chưa thực sự phát triển, mới phát triển những ngành công nghiệp lắp ráp theo dây chuyền công nghệ của nước ngoài, mức độ hiện đại hóa trong các ngành công nghiệp chưa đồng đều giữa các ngành và giữa các địa phương trong cả nước, tính cạnh tranh của các mặt hàng sản xuất công nghiệp nhìn chung còn thấp nên giá thành không cao, nhất là những ngành vốn là thế mạnh của nước ta như dệt may, da giày, khoáng sản…
Theo Báo cáo chỉ số đổi mới toàn cầu năm 2014 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), chỉ số đổi mới công nghệ của Việt Nam đứng thứ 71/143 nước, đứng thứ 4 trong số các nước thuộc khối ASEAN. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Trình độ cơ khí hóa, tự động hóa và tin học hóa của nhiều ngành kinh tế nhìn chung còn nhiều hạn chế. Theo điều tra các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo năm 2015, khoảng 57% doanh nghiệp có công nghệ thấp, 31% doanh nghiệp có công nghệ trung bình, 12% doanh nghiệp có công nghệ cao. Trong khi các nước trong khu vực đều có tỷ trọng đầu tư cao cho khoa học, công nghệ trong sản xuất thì mức đầu tư của Việt Nam còn khá khiêm tốn: từ năm 2006 - 2016, tỷ lệ đầu tư cho khoa học, công nghệ mới chỉ chiếm khoảng 0,6% GDP. Trong vòng 10 năm, tỷ lệ này chỉ tăng từ 0,48% GDP lên 0,51% GDP. Bởi vậy, qua hơn 30 năm đổi mới, nền công nghiệp Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở trình độ gia công.