Phân tích nội dung cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có gì khác so với các nền dân chủ trong lịch sử.lấy ví dụ Mong mọi người giúp e với ạ
2 câu trả lời
1. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ”1. Đánh giá cao vị trí, vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, Người nhấn mạnh: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”2, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà Đảng, Nhà nước ta xây dựng là nền dân chủ đối với quảng đại quần chúng nhân dân. “Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ từ Trung ương đến khu, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân”3, “Việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho bằng được”, “Việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”4.
Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội mà toàn Đảng, toàn dân đã, đang và sẽ tiếp tục xây dựng. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định tầm quan trọng của nền dân chủ XHCN với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và do nhân dân làm chủ là đặc trưng của XHCN mà nhân dân ta xây dựng; xây dựng nền dân chủ XHCN là một trong những phương hướng cơ bản cho việc thực hiện mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta khẳng định thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tiếp đó, Đại hội XI của Đảng khẳng định: xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ”. Trong đó, cụm từ “dân chủ” được đưa lên trước cụm từ “công bằng, văn minh”. Điều này cho thấy Đảng ta đã xác định rõ vị trí của dân chủ và thực hành dân chủ trong quá trình phát triển xã hội. Dân chủ và thực hành dân chủ trong quá trình phát triển xã hội là điều kiện tiên quyết, là cơ sở thiết yếu để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.
Để nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của việc phát huy dân chủ XHCN, trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã bổ sung thêm cụm từ “dân chủ xã hội chủ nghĩa” vào tiêu đề Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tại Đại hội XII của Đảng, đồng thời tiếp tục nhấn mạnh, yêu cầu cần phải tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ, tuân thủ nguyên tắc pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước.
2. Thực tiễn của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền trong thời gian qua đã chứng tỏ từng bước lý luận về nhà nước pháp quyền XHCN của Đảng ta là hết sức đúng đắn, hợp với lòng dân. Việc phát huy dân chủ ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cụ thể:
Một là, công tác bảo đảm quyền con người (QCN) có sự chuyển biến sâu sắc, với nhiều kết quả đáng khích lệ.
Trên lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa: các chính sách, chế độ đối với người có công, các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội được quan tâm thực hiện; đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn khoảng 5,35%. Trong năm 2019, sẽ tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1 – 1,5%/năm. Riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3 – 4% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 – 20205. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng luôn là ưu tiên hàng đầu trong các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia.
Trên lĩnh vực dân sự, chính trị, quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước tiếp tục được phát huy. Kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2007 – 2011, 2011 – 2016, 2016 – 2021 là một minh chứng. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, tỷ lệ cử tri đi bầu cử rất cao: năm 2007 đạt hơn 99,64%, năm 2011 là 99,51%6 và năm 2016 là 98,77%7.
Điều này cho thấy, người dân luôn có ý thức cao về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Ngày bầu cử thực sự trở thành ngày hội lớn, là cuộc sinh hoạt chính trị trong mọi tầng lớp nhân dân. Đối với các quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin, tự do báo chí được bảo đảm ngày càng tốt hơn nhờ sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng.
Hai là, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật không ngừng được hoàn thiện.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đầu tiên phải kể đến là sự thành công của Hiến pháp năm 2013 khi dành một chương (Chương 2) để quy định về QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, với số lượng lớn tới 36 điều/120 điều. Ở đây điều đáng nói là không chỉ quy định trong 36 điều mà tư tưởng tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm QCN, quyền công dân còn được đề cập trong hầu hết các điều khoản còn lại của Hiến pháp.
Chỉ trong vòng bốn năm sau đó, hơn 90 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến QCN đã được thông qua, tiêu biểu, như: Luật Trưng cầu ý dân năm 2015, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Luật Đặc xá năm 2018, Luật Tố cáo năm 2018… Đây là những nỗ lực, cố gắng không nhỏ của các cơ quan công quyền trong suốt thời gian qua nhằm nâng cao chất lượng thụ hưởng QCN, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền.
Ba là, dân chủ trong Đảng, trong hệ thống chính trị và toàn xã hội không ngừng được mở rộng.
Tổ chức, phương thức hoạt động của Đảng và của hệ thống chính trị không ngừng được đổi mới, chỉnh đốn, nhờ đó dân chủ trong Đảng ngày càng được nâng cao. Sự tham gia của các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên vào việc hoạch định, triển khai thực hiện chủ trương của Đảng ngày càng rộng rãi, có hiệu quả.
Bốn là, việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân được đẩy mạnh và không ngừng được hoàn thiện.
Nhà nước ta bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thời gian gần đây, tổ chức bộ máy nhà nước đã có sự điều chỉnh, sắp xếp lại bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Về tình hình thực hiện tinh giản biên chế, tính từ năm 2015 đến ngày 15/10/2018, tổng số biên chế cả nước đã được tinh giản là 40.500 người8.
Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội từng bước được đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Hoạt động của Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai; hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các phiên họp của Quốc hội ngày càng chất lượng, thiết thực, bám sát với thực tiễn của đất nước.
Năm là, tình hình đấu tranh phòng, chống tham nhũng được triển khai quyết liệt, không có vùng cấm.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quyết tâm, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, thời gian qua, tình hình tham nhũng của nước ta đang từng bước được kiềm chế, đẩy lùi. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng lớn, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước gây bức xúc trong xã hội đã được đưa ra xét xử nghiêm minh, thể hiện quan điểm nhất quán “nói đi đôi với làm”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, bất cứ ai vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Theo kết quả thống kê của tòa án nhân dân các cấp, chỉ tính riêng năm 2018, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 340 vụ với 827 bị cáo (giảm 1,5% số vụ, tăng 9,1% số đối tượng); đã xét xử sơ thẩm 200 vụ, 472 bị cáo về các tội danh tham nhũng, trong đó tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 41,5% (giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2017)9.
Ngoài ra, quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân được tham gia vào tiến trình xây dựng, hoạch định và giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Hay cho 5*
Chúc bn học tốt
1. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ”1. Đánh giá cao vị trí, vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, Người nhấn mạnh: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”2, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà Đảng, Nhà nước ta xây dựng là nền dân chủ đối với quảng đại quần chúng nhân dân. “Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ từ Trung ương đến khu, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân”3, “Việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho bằng được”, “Việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”4.
Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội mà toàn Đảng, toàn dân đã, đang và sẽ tiếp tục xây dựng. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định tầm quan trọng của nền dân chủ XHCN với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và do nhân dân làm chủ là đặc trưng của XHCN mà nhân dân ta xây dựng; xây dựng nền dân chủ XHCN là một trong những phương hướng cơ bản cho việc thực hiện mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta khẳng định thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tiếp đó, Đại hội XI của Đảng khẳng định: xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ”. Trong đó, cụm từ “dân chủ” được đưa lên trước cụm từ “công bằng, văn minh”. Điều này cho thấy Đảng ta đã xác định rõ vị trí của dân chủ và thực hành dân chủ trong quá trình phát triển xã hội. Dân chủ và thực hành dân chủ trong quá trình phát triển xã hội là điều kiện tiên quyết, là cơ sở thiết yếu để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.
Để nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của việc phát huy dân chủ XHCN, trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã bổ sung thêm cụm từ “dân chủ xã hội chủ nghĩa” vào tiêu đề Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tại Đại hội XII của Đảng, đồng thời tiếp tục nhấn mạnh, yêu cầu cần phải tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ, tuân thủ nguyên tắc pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước.
2. Thực tiễn của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền trong thời gian qua đã chứng tỏ từng bước lý luận về nhà nước pháp quyền XHCN của Đảng ta là hết sức đúng đắn, hợp với lòng dân. Việc phát huy dân chủ ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cụ thể:
Một là, công tác bảo đảm quyền con người (QCN) có sự chuyển biến sâu sắc, với nhiều kết quả đáng khích lệ.
Trên lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa: các chính sách, chế độ đối với người có công, các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội được quan tâm thực hiện; đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn khoảng 5,35%. Trong năm 2019, sẽ tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1 – 1,5%/năm. Riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3 – 4% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 – 20205. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng luôn là ưu tiên hàng đầu trong các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia.
Trên lĩnh vực dân sự, chính trị, quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước tiếp tục được phát huy. Kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2007 – 2011, 2011 – 2016, 2016 – 2021 là một minh chứng. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, tỷ lệ cử tri đi bầu cử rất cao: năm 2007 đạt hơn 99,64%, năm 2011 là 99,51%6 và năm 2016 là 98,77%7.
Điều này cho thấy, người dân luôn có ý thức cao về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Ngày bầu cử thực sự trở thành ngày hội lớn, là cuộc sinh hoạt chính trị trong mọi tầng lớp nhân dân. Đối với các quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin, tự do báo chí được bảo đảm ngày càng tốt hơn nhờ sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng.
Hai là, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật không ngừng được hoàn thiện.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đầu tiên phải kể đến là sự thành công của Hiến pháp năm 2013 khi dành một chương (Chương 2) để quy định về QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, với số lượng lớn tới 36 điều/120 điều. Ở đây điều đáng nói là không chỉ quy định trong 36 điều mà tư tưởng tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm QCN, quyền công dân còn được đề cập trong hầu hết các điều khoản còn lại của Hiến pháp.
Chỉ trong vòng bốn năm sau đó, hơn 90 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến QCN đã được thông qua, tiêu biểu, như: Luật Trưng cầu ý dân năm 2015, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Luật Đặc xá năm 2018, Luật Tố cáo năm 2018… Đây là những nỗ lực, cố gắng không nhỏ của các cơ quan công quyền trong suốt thời gian qua nhằm nâng cao chất lượng thụ hưởng QCN, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền.
Ba là, dân chủ trong Đảng, trong hệ thống chính trị và toàn xã hội không ngừng được mở rộng.
Tổ chức, phương thức hoạt động của Đảng và của hệ thống chính trị không ngừng được đổi mới, chỉnh đốn, nhờ đó dân chủ trong Đảng ngày càng được nâng cao. Sự tham gia của các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên vào việc hoạch định, triển khai thực hiện chủ trương của Đảng ngày càng rộng rãi, có hiệu quả.
Bốn là, việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân được đẩy mạnh và không ngừng được hoàn thiện.
Nhà nước ta bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thời gian gần đây, tổ chức bộ máy nhà nước đã có sự điều chỉnh, sắp xếp lại bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Về tình hình thực hiện tinh giản biên chế, tính từ năm 2015 đến ngày 15/10/2018, tổng số biên chế cả nước đã được tinh giản là 40.500 người8.
Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội từng bước được đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Hoạt động của Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai; hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các phiên họp của Quốc hội ngày càng chất lượng, thiết thực, bám sát với thực tiễn của đất nước.
Năm là, tình hình đấu tranh phòng, chống tham nhũng được triển khai quyết liệt, không có vùng cấm.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quyết tâm, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, thời gian qua, tình hình tham nhũng của nước ta đang từng bước được kiềm chế, đẩy lùi. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng lớn, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước gây bức xúc trong xã hội đã được đưa ra xét xử nghiêm minh, thể hiện quan điểm nhất quán “nói đi đôi với làm”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, bất cứ ai vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Theo kết quả thống kê của tòa án nhân dân các cấp, chỉ tính riêng năm 2018, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 340 vụ với 827 bị cáo (giảm 1,5% số vụ, tăng 9,1% số đối tượng); đã xét xử sơ thẩm 200 vụ, 472 bị cáo về các tội danh tham nhũng, trong đó tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 41,5% (giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2017)9.
Ngoài ra, quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân được tham gia vào tiến trình xây dựng, hoạch định và giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Chúc bạn học tốt!!!