Nội dung đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam "hiện nay" ?

2 câu trả lời

Một là, cho đến nay TKQĐ trình độ cao trực tiếp lên CNXH từ CNTB phát triển tột bậc mà C. Mác nói đến, chưa từng diễn ra. Nhưng cũng theo đúng lý luận Mác - Lênin, các nước XHCN trên thế giới một thế kỷ qua, xét về tương quan kinh tế - kỹ thuật so với các nước phương Tây, đều là những xã hội ở TKQĐ trình độ thấp, tức là gián tiếp từ xã hội TBCN chưa phát triển, hoặc xã hội tiền TBCN. Chính vì vậy, các nước này, một mặt, đã đi vào con đường XHCN; mặt khác, trong thời gian đầu trình độ kinh tế - kỹ thuật đương nhiên vẫn thấp hơn so với các nước phương Tây. 

Hai là, CNTB ở phương Tây đã phát triển đến giới hạn định tính tổng quát vĩ mô của nó, dù có thể còn tiếp tục tăng trưởng về mặt quy mô định lượng cụ thể. Cả thực tế xã hội khách quan lẫn tư duy biện chứng cho thấy rõ, CNTB từ năm 1825 đã lâm vào khủng hoảng kinh tế chu kỳ không thể nào tránh khỏi. Từ cuối thế kỷ XIX nó chuyển thành chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ), CNTB độc quyền, CNTB độc quyền nhà nước, và từ giữa thế kỷ XX thành CNTB độc quyền xuyên quốc gia, siêu quốc gia. Qua đó, khủng hoảng tuy được hạn chế phần nào, nhưng không thể bị loại trừ. Và khi bùng nổ, thì nó trở nên dữ dội, khốc liệt hơn gấp bội, thậm chí còn kéo theo chiến tranh tư bản đế quốc lớn, như hai cuộc đại chiến thế giới thứ nhất và thứ hai. Tức là từ khoảng 150 năm nay, CNTB thực tế đã bước vào một giai đoạn tiến triển mới dù có thể sẽ không ngắn, nhưng với xu hướng rõ rệt là tất yếu sẽ bị thay thế bằng một chế độ xã hội phát triển cao hơn. Trong giai đoạn đó, mâu thuẫn cơ bản giữa đại tư hữu và xã hội hóa cao độ sản xuất sẽ được chuẩn bị giải quyết, khủng hoảng được khắc phục triệt để, lực lượng sản xuất (LLSX) được giải phóng hoàn toàn.

Ba là, ở Việt Nam hơn 30 năm qua đường lối đổi mới của Đảng ta đã và đang đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đường lối này dựa trên sự vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng, đường lối của V. I. Lênin về TKQĐ gián tiếp lên CNXH. Thời kỳ đó có một nội dung quan trọng, cơ bản là phát triển kinh tế TBCN dưới chế độ chính trị XHCN. Nhờ thế, TKQĐ này tuy lâu dài, khó khăn hơn TKQĐ trực tiếp lên CNXH từ CNTB đã phát triển cao, nhưng rút ngắn đáng kể toàn bộ quá trình phát triển thông thường, với đầy máu và nước mắt của CNTB. Đường lối về TKQĐ gián tiếp được V. I. Lê-nin triển khai trong thực tiễn ở nước Nga Xôviết những năm 1921 - 1924, được tiếp tục thực hiện đến năm 1928 dưới thời G. V. Xtalin. Tuy tồn tại không lâu, nhưng nó đã đạt được những thành tựu tích cực rõ rệt, mang tính phổ biến và có ý nghĩa lịch sử. Trong khi đó, CNXH mô hình Xô-viết được xây dựng sau đó ngày càng xa rời đường lối này của V. I. Lê-nin, nên sau 63 năm tồn tại cuối cùng đã bị sụp đổ. 

Bốn là, từ sau năm 1945 đến khoảng giữa những năm 70 của thế kỷ XX, hầu hết các nước thuộc địa, phụ thuộc lạc hậu trên thế giới đã giành được độc lập, xây dựng nhà nước dân tộc và hầu hết đều đi vào con đường TBCN. Cho đến nay, phần lớn các nước đó vẫn ở trình độ đang, hoặc chậm phát triển, phụ thuộc trở lại phương Tây trước hết về kinh tế. Chỉ có một số rất ít nước trở thành quốc gia phát triển, như các “con rồng”, “con hổ” ở Đông Á. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của những trường hợp này không nhỏ

nội dung về CNXH được thông qua lời nói triết học của Mác Lê-nin

Câu hỏi trong lớp Xem thêm