Nhanh nhé Câu 1: a) Trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á. b) Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ khu vực Đông Nam Á. Câu 2: Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào?

2 câu trả lời

Câu 1:

a) Địa hình khu vực Đông Nam Á dược chia làm hai phần:

- Phần đất liền:

+ Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Himalaya chạy dài theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. 

+ Núi và cao nguyên, chiếm phần lớn diện tích, các dải núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn có hướng tây bắc - đông nam, Luông Phabăng, Tan, Aracan có hướng bắc - nam; các dãy Đăngrếch, Cácđamôn và núi trên các đảo thường có hướng đông - tây. Các cao nguyên: Hủa Phan, Cò Rạt, San. 

+ Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh. 

+ Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu các sông.

- Phần hải đảo:

+ Là những nơi thường xảy ra động đất, núi lửa do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất. Dải núi lửa nằm theo hình vòng cung thuộc Inđônêxia, Malaixia và Philippin. 

b) Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ khu vực Đông Nam Á

- Đông Nam Á có các đồng bằng: Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Mê Nam,... Các đồng bằng này là một trong những vựa lúa gạo của thế giới. 

- Trên đồng bằng dân cư tập trung đông đúc, kinh tế phát triển, các ngành kinh tế phân bố dày đặc. 

Câu 2 :

- Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập năm 1967. Lúc đầu Hiệp hội có mục tiêu liên kết về quân sự là chủ yếu. Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu thế chính. Đến năm 1998 mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều” đã được khẳng định tại Hội nghị cấp cao tháng 12 năm 1998 ở Hà Nội.

- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện hơn, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.

Câu 1:
a) Trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á.

→Đặc điểm địa hình Đông Nam Á:

- Địa hình Đông Nam Á chủ yếu là núi và cao nguyên.

- Phần đất liền:

+ Các dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a cao chạy hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao quanh những khối núi cao nguyên thấp.

+ Các dãy núi chính: A-ra-can, Tan, Luông Pha Băng, Các- đa-môn, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, Đăng-rếch. Các cao nguyên lớn: San, Hứa Phan, Cò Rạt, Bô – lô –ven, Lâm Viên.

+ Thung lũng sông cắt xẻ sâu, địa hình bị chia cắt mạnh.

+ Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu các con sông. Các đồng bằng lớn: đồng bằng I-ra-oa-đi, đồng bằng sông Mê-Nam, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng.

b) Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ khu vực Đông Nam Á.

→Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này

- Đông Nam Á có các đồng bằng: Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Mê Nam,... Các đồng bằng này là một trong những vựa lúa gạo của thế giới.   (0,5 điểm)

- Trên đồng bằng dân cư tập trung đông đúc, kinh tế phát triển, các ngành kinh tế phân bố dày đặc

Câu 2: Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào?
→Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.

– Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

– Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.

– Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.




Câu hỏi trong lớp Xem thêm