nguyên nhân nguyên nhân đất nhiễm măn ở đồng bằng sông cửu long.hãy neeu ý nghĩ và đưa ra các biện phápcải tạo đất phèn và mặn

2 câu trả lời

do ảnh hưởng của thủy triều ở biển Đông, biển Tây hoặc cả hai. Ngoài ra, do lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công đổ về ít cũng là nhân tố chính ảnh hưởng đến tình hình xâm nhập mặn ở vùng cửa sông ven biển của ĐBSCL, trong đó thủy triều là nhân tố động lực, mang nước biển kèm theo độ mặn đi sâu vào nội đồng, trong khi lượng nước từ thượng lưu đổ về còn hạn chế. Bên cạnh đó, lượng mưa giảm, lượng nước bị bốc hơi cao cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập mặn. Ngoài những yếu tố tự nhiên thì yếu tố con người cũng góp phần không nhỏ gây ra xâm nhập mặn như khai thác và sử dụng nước ngầm quá mức để đáp ứng nhu cầu phát triển, sản xuất và đời sống ở địa phương, thay đổi mục đích sử dụng đất cũng có ảnh hưởng nhất định đến tình hình xâm nhập mặn.

(1) Tăng cường quan trắc, giám sát, nâng cao năng lực dự báo mặn;
(2) Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong Ủy hội Mê Công và Trung Quốc để cùng chia sẻ lợi ích chung trong việc phát triển và thịnh vượng chung của cả khu vực theo Hiệp định Mê Công 1995, ký kết song phương với từng quốc gia hay đa phương;
(3) Điều chỉnh quy hoạch tổng thể và sản xuất nông nghiệp cho khu vực, quy hoạch sản xuất nông nghiệp phải nằm trong quy hoạch tổng thể gồm phát triển công nghiệp, du lịch và nông nghiệp, gia tăng diện tích trồng lúa và số vụ lúa mỗi năm, nâng cao kỹ thuật thâm canh lúa nhằm làm tăng chất lượng nước ngọt, giảm phèn, nhiễm mặn, ô nhiễm phân bón, thuốc sát trùng, thuốc diệt cỏ, đồng thời sử dụng hợp lý nguồn nước phù hợp với phát triển kinh tế, môi trường và tập quán ở địa phương;
(4) Lựa chọn cây trồng vật nuôi thích nghi với điều kiện khô hạn và môi trường nước mặn, nước lợ. Việc nghiên cứu tiến hành các biện pháp bền vững lâu dài cho phát triển kinh tế địa phương, cần phải từng bước lựa chọn và lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi có thể tồn tại và phát triển trong môi trường khô hạn, nước mặn và nước lợ;
(5) Kiện toàn hệ thống đê và thành lập nhiều khu tứ giác là một trong những ưu tiên chính. Thành lập các khu vực bảo vệ trước lũ, xâm nhập mặn nhằm chủ động trong việc dẫn nước lũ vào cải tạo đồng ruộng và phục vụ nuôi trồng thủy sản là rất quan trọng nhằm đảm bảo đời sống sản xuất của người dân, tạo ra các vùng đất an toàn đối với lũ và xâm nhập mặn, đồng thời chủ động kiểm soát nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn

Biện pháp: : Trong thời gian tới, mặn tiếp tục xâm nhập, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và sản xuất, dịch vụ, gây ra những khó khăn như: Nguồn nước ngọt xuất hiện rất ít và gần như không có khả năng lấy nước ngọt từ cửa sông, gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và nước sinh hoạt; Việc xâm nhập mặn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu cây trồng của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, gây ra hiện tượng biển lấn mất đất sản xuất và đất ở của người dân. Theo dự báo, tình hình xâm nhập mặn còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới.

Do đó, các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn là một trong những vấn đề cấp bách cần được quan tâm và triển khai thực hiện một cách đồng bộ như sau:

- Công tác chỉ đạo, điều hành đã triển khai đê ứng phó với tác động của hạn hán, xâm nhập mặn cần được thực hiện một cách nghiêm túc, có sự phối kết hợp giữa các cấp các ngành với sự phân công cụ thể, tránh chồng chéo và cần phải chỉ đạo một cách quyết liệt.

- Tiếp tục tổ chức dự báo khí tượng thủy văn, nguồn nước, xâm nhập mặn, phục vụ chỉ đạo, điều hành cấp nước phục vụ sản xuất và dân sinh

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin về tình hình khí tượng, thủy văn, hạn hán, xâm nhập mặn, lịch xả nước từ các hồ chứa thủy điện, các chuyên đề hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn để nhân dân biết và chủ động phòng, tránh, đồng thời có ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

- Rà soát cập nhật cân đối nguồn nước để xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý; trong đó, ưu tiên nước cho sinh hoạt, nước uống cho gia súc, tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản và các khu công nghiệp, khi hạn hán xảy ra.

- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất, theo hướng chuyển dịch mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản để phù hợp với điều kiện nguồn nước, bảo đảm hiệu quả kinh tế và an sinh xã hội.

- Xây dựng kế hoạch tích nước và điều tiết nước các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước cho hạ du vào những thời kỳ khô hạn, cần cân đối để bảo đảm nhu cầu sử dụng nước cho cả năm.

- Đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi ở các vùng có nguy cơ xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn để kịp thời cấp nước phục vụ sản xuất và dân sinh.

- Tăng cường các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn (nông-lộ- phơi, ướt-khô xen kẽ, phun mưa, nhỏ giọt..

còn nguyên nhân tớ không biết 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm