Nêu tên phân bón và đặc điểm thành phần sử dụng lưu ý khi sử dụng của loại phân bón đó
1 câu trả lời
3.2. Phân lân: Phân lân là phân bón chứa chất dinh dưỡng là phot-pho (P). Hầu hết các loại phân lân đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, trong thực tế sử dụng vào sản xuất nông nghiệp phân lân tồn tại trong hai nhóm:
+ Nhóm phân lân tự nhiên: Chủ yếu là các loại phân photphat tự nhiên như photphorit, Apatit, hàm lượng lân trong quặng không đồng nhất, cao nhất là trong Apatit lân chứa 20-40% (Apatit Lao Cai). Ngày nay việc nghiền quặng photphat tự nhiên làm phân bón rất ít phổ biến, chủ yếu sử dụng quặng để sản xuất phân lân công nghiệp.
Phân lân cũng được gọi là một loại phân lân tự nhiên có hàm lượng lân cao (có mẫu đến 40% lân). Quá trình hình thành phân lân do tích tụ và phân giải xác động vật trong các hang đá nên ngoài yếu tố lân trong phân lèn còn có tỷ lệ hữu cơ cao và các chất dinh dưỡng khác.
+ Nhóm phân lân chế biến (phân lân công nghiệp)
– Supe lân đơn: Được sản xuất do sự kết hợp giữa Apatit và acic saifuaric, hàm lượng lân dễ tiêu chiếm từ 16-22%, dễ tan trong nước, dễ hút nước, đông cục khi bị ẩm. Phân thương phẩm có dạng bột màu xám tro hoặc xám xanh, do quá trình sản xuất luôn tồn dư một lượng acic do trong sản phẩm nên phan supe lân có tính chua.
– Phân lân nung chảy: Được sản xuất trong điều kiện nung quặng photphat ở nhiệt độ cao, trong tự nhiên có nhiều loại quặng nên phân lân nung chảy cũng có nhiều loại khác nhau, hàm lượng lân tổng số dao động từ 9-21%, lân dễ tiêu 16%, tất cả các loại phân thương phẩm đều có dạng bột mịn, màu sắc không đặc trưng (trắng xám đến nâu).
Phân Lân dạng bột mịn ( 15-19%) . Ảnh độc quyền sản phẩm Công ty Phân Lân Nung Chảy Văn Điển .
* Biện pháp sử dụng phân lân có hiệu quả
Cây hấp thụ lân P205 qua trao đổi giữa rễ cây và keo đất sử dụng phân lân bón cho cây trồng đạt hiệu quả cần chú ý mốt số điểm sau:
– Căn cứ vào đặc điểm sinh lý của cây trồng: Tất cả các cây trồng đếu cần lân và khả năng hút lân cao nhất là ở thời kỳ còn non, lân còn rất cần cho sự phát triển của bộ rễ vì vậy các loại phân lân đều phải bón lót, đặc biệt là cho cây ngắn ngày.
– Căn cứ vào loại sản phẩm: Đất chua hoặc các loại cây trồng cạn nên bón phân lân nung chảy, phân supelân nên bón cho đất trung tính hoặc đất đã được bón vôi cải tạo.
– Căn cứ vào thành phần cơ giới của đất: Đất có thành phần cơ giới trung bình, thịt, thịt nặng thường giàu keo, đặc biệt là trên đất trồng cây trồng cạn, bón lân vào thường bị keo đất hấp phụ giữ chặt cây khó hấp thu vì vậy nên bón theo hàng theo hốc.
– Căn cứ vào tính chất của phân lân: Đó là xem xét tính kiềm, tính chua của từng loại phân để bón cho phù hợp: Phân lân nung chảy bón ruộng chua, phân sunpelân bón ruộng kiềm đến trung tính.
– Căn cứ vào hệ thống canh tác cây trồng trước để cân đối lân cho đất, ví dụ: Cây trồng trước là những cây lấy củ như khoai lang, sắn… thì vụ sau nên tăng cường bón lân.
– Bón kết hợp: Khi bón kết hợp với phân khác cần xem xét để bón cho phù hợp ví dụ, lân nung chảy (kiềm) thì bón với đạm sunphat (chua).
xin hay nhất nha