Mọi người ơi cho mình hỏi là hiện tại bé mèo nhà mình đang bị co giật và nóng sốt bé chảy nước bọt nhiều cho mình hỏi là có cách nào giảm hoặc dừng cơn đau không ạ mình cảm ơn :((
1 câu trả lời
Cách Hạ Sốt Nhanh Chóng Cho Mèo
Bước 1: Bạn hãy đem một tấm khăn trải chỗ chúng thường nằm sẽ giúp chúng mát hơn trong mùa hè. Hãy chọn nơi trong nhà mát mẻ và tránh ánh nắng trực tiếp vì chúng dễ bị cảm nắng và sốt.
Bước 2: Nếu gia đình bạn có phòng có điều hòa thì hãy để mèo vào trong phòng có điều hòa, điều chỉnh nhiệt độ điều hòa vừa đủ để mèo không bị lạnh quá dẫn đến tình trạng sốc nhiệt ở mèo. |
Bước 3: Giảm nhiệt cho mèo bằng nước mát, bạn hãy đặt hai bát nước cho mèo, một bát chúng ta cho đá vào và được để xa tầm với của mèo, bát còn lại cho vào tủ lạnh để giữ mát, tránh để trong ngăn đá. Khi bát nước thứ nhất đã hết mát thì ta lại lấy bát thứ hai ra để giúp làm mát không khí cho mèo.
Bước 4: Lấy một khăn nhỏ để vào ngăn mát, sau đó trải ra chỗ mèo hay nằm giúp giảm nhiệt độ nhanh chóng cho mèo. Biện pháp này sẽ nhanh chóng giúp mèo của bạn hạ sốt.
Cách Chữa Trị Mèo Bị Co Giật:
Thuốc giảm co giật
Hãy đưa đưa chú mèo của bạn đến bác sĩ để được thăm khám, cũng như lên đơn thuốc hỗ trợ giảm co giật phù hợp.
Thuốc trong danh mục này được thiết kế để thư giãn cơ, có thể giúp giảm hoặc loại bỏ các cơn co giật.
Phương pháp điều trị này phải đúng liều lượng phù hợp với kích thước và tình trạng thể chất của thú cưng để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ.
Bổ xung dưỡng chất còn thiếu
Nếu trong qua trình khám tổng quát mà thú cưng của bạn thiếu hụt một vài dưỡng chất nào đó, làm mất cân bằng dinh dưỡng tổng thể thì, bác sĩ thú y của bạn có thể sẽ kê đơn thuốc để khôi phục sự cân bằng chất dinh dưỡng cho mèo.
Phương pháp điều trị này có rủi ro tương đối thấp nhưng cần theo dõi để đảm bảo mức độ cân bằng hợp lý.
Mèo co giật có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn tiền co giật: Giai đoạn “trước” thường không được chú ý mấy, nhưng bạn có thể nhận thấy trạng thái ý thức bị thay đổi hoặc bồn chồn, kéo dài trong vài giây hoặc vài phút.
- Giai đoạn co giật: Nó có thể kéo dài vài giây hoặc vài phút. Như đã đề cập ở trên, một cơn co giật liên tục, Status Epilepticus, là một trường hợp cấp cứu và thú cưng nên được đưa đến bác sĩ thú y để phá vỡ cơn co giật và ngăn chặn não hay bất kì tổn thương nội tạng do tăng thân nhiệt (tăng nhiệt độ cơ thể) nào, nhiễm toan (mất cân bằng chuyển hóa), giảm lưu lượng máu và thiếu oxy (giảm oxy đến các mô). Tất cả các khả năng trên xảy ra ở quy mô ít hơn nhiều đối với các cơn co giật nhỏ, do đó việc kiểm soát được nó là rất quan trọng.
- Giai đoạn hậu co giật: Là khoảng thời gian sau cơn co giật, khi mà thú nuôi tỏ ra bàng hoàng, bối rối, chán nản. Thú nuôi thậm chí có thể bị mù – chạy đâm sầm vào tường… Một số con còn ngủ rất nhiều. Điều này thường kéo dài vài phút nhưng cũng có thể kéo dài hàng giờ, tùy thuộc vào thời gian và tần suất co giật.
Một số chú mèo sẽ chảy nước dãi khi chúng cảm thấy sợ sệt hoặc hạnh phúc, hạnh phúc là khi bạn về nhà nhẹ nhàng xoa lông chúng, gãy tai chúng thì lúc này mèo sẽ chảy nước dãi. Hoặc khi bạn đưa chú mèo đến những nơi đông người làm chúng sợ hãi thì mèo sẽ chảy nước dãi. Tuy nhiên tình trạng này phải xuất hiện trong suốt dòng đời của nó, còn đột nhiên thời gian bạn mới thấy mèo của mình như thế thì rất có thể có nguyên nhân liên quan đến sức khỏe của nó nhé!
1. Liên quan đến răng miệng
2. Mèo cảm thấy buồn nôn
3. Mèo của bạn đã tiếp xúc với độc tố
4. Có vật lạ xuất hiện ở trong miệng
5. Mèo bị chấn thương