Mọi người làm cho mình lý thuyết địa lý 8 từ bài 23-hết với.

2 câu trả lời

1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản

- Nước ta có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau.

- Phần lớn các khoáng sản của nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ.

- Một số loại tiêu biểu: than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crom, đồng, thiếc, bôxit,…

2. Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta

a) Giai đoạn Tiền Cambri

Giai đoạn này hình thành các mỏ than chì, đồng, sắt, đá quý,…phân bố ỏ Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Kom Tum,…

b) Giai đoạn Cổ kiến tạo

Trong giai đoạn này có nhiều vận động tạo núi lớn, đã sản sinh ra nhiều loại khoáng sản như apatit, than, sắt, thiếc, mangan, titan, vàng, đất hiếm, bôxit trầm tích, đá vôi, đá quý, …phân bố rộng khắp cả nước.

c) Giai đoạn Tân kiến tạo

Giai đoạn này hình thành các mỏ dầu mỏ, khí đốt, than nâu, than bùn tập trung các trầm tích ngoài thềm lục địa và dưới đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long…và hình thành các mỏ bôxit ở Tây Nguyên.

3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản

- Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi do đó cần phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này.

B29

1. Khu vực đồi núi

a) Vùng núi Đông Bắc

- Là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.

- Hướng địa hình là hướng cánh cung.

b) Vùng núi Tây Bắc

- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Đây là vùng có địa hình cao nhất cả nước với các dải núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam.

c) Vùng núi Trường Sơn Bắc

- Nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, dài khoảng 600 km.

- Là vùng núi thấp, có hai sườn đối xứng nhau.

- Hướng chủ yếu là tây bắc – đông nam.

d) Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam

- Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ. Đặc trưng là các cao nguyên badan xếp tầng.

Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ phần lớn là những bậc thềm phù sa, mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

2. Khu vực đồng bằng

a) Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn

- Đồng bằng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40000 km2, cao khoảng 2-3m so với mực nước biển.

- Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 15000km2, là đồng bằng lớn thứ 2. Đồng bằng có hệ thống đê bao quanh.

Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.

b) Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ

- Diện tích khoảng 15000 km2 và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa

- Bờ biển nước ta kéo dài trên 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, chia thành bờ biên bồi tụ và bờ biển mài mòn.

- Thềm lục địa địa chất nước ta mở rộng tại vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ.

B31

1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

- Tính chất nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21oC trên cả nước và tăng dần từ bắc vào nam.

- Tính chất gió mùa: Khí hậu chia làm hai mùa gió.

- Tính chất ẩm: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%.

Các kiểu môi trường đới nóng

2. Tính chất đa dạng và thất thường

Khí hậu nước ta phân hóa mạnh mẽ theo không gian và theo thời gian:

- Khí hậu phân hóa theo chiều bắc –nam, chia làm 2 miền:

   + Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã trở ra, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.

 + Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào có khí hậu cận xích đạo.

- Ngoài ra khí hậu còn phân hóa theo chiều đông-tây, theo độ cao và hướng của các dãy núi.

- Khí hậu nước ta còn rất thất thường.

B32

1. Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông)

- Thời gian: từ tháng 11 đến tháng 4

- Gió: gió mùa đông bắc xen kẽ những đợt gió mùa đông nam.

- Phạm vi: từ dãy Bạch mã trở ra bắc.

- Đặc điểm thời tiết:

   + Đầu mùa: lạnh khô.

   + Cuối mùa: lạnh ẩm, có mưa phùn.

- Tây Nguyên và Nam bộ có thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.

- Riêng ở duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.

2. Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)

Các mùa gió ở Việt Nam

- Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 10.

- Gió: gió thịnh hành trong mùa này có hướng tây nam xen kẽ là gió Tín phong ở nửa cầu bắc thổi theo hướng đông nam.

- Phạm vi: Toàn quốc.

- Đặc điểm thời tiết:

   + Nhiệt độ cao trên toàn quốc và đạt trên 250C ở vùng thấp.

   + Lượng mưa lớn tập trung khoảng 80% lượng mưa của của cả nước.

- Vào đầu mùa hạ khu vực Tây Bắc, miền Trung có gió tây khô nóng hoạt động.

- Các kiểu thời tiết đặc biệt trong mùa này là gió tây, mưa gâu và bão,…

3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại

a) Thuận lợi

- Thuận lợi cho sinh vật phát triển quanh năm.

- Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, hình thành các vùng chuyên canh.

- Các hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm.

B33

1. Đặc điểm chung

a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước

- Nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn.

- Có hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Mê Công là phần trung và hạ lưu chảy trên lãnh thổ nước ta.

b) Sông ngòi nước ta chảy hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung.

c) Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt

- Mùa lũ chiếm khoảng 70-80% lượng nước cả năm.

- Mùa cạn lòng sông cạn nước.

d) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn

- Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.

2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông

a) Giá trị của sông ngòi

- Sông ngòi có giá trị to lớn về nhiều mặt: thủy lợi, thủy điện, giao thông,…

Hệ thống thủy lợi để cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp

b) Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm

- Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm nặng nề do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

B34

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta hay, chi tiết

  • Trắc nghiệm Bài 34 (có đáp án): Các hệ thống sông lớn ở nước ta

Việt Nam có 9 hệ thống sông lớn còn lại là các hệ thống sông nhỏ và rời rạc.

1. Sông ngòi Bắc Bộ

- Chế độ nước rất thất thường: Mùa lũ kéo dài 5 năm đỉnh lũ vào tháng 8, lũ tập trung nhanh do sông có dạng nam quạt.

- Tiêu biểu cho sông ngòi Bắc Bộ là hệ thống sông Hồng.

2. Sông ngòi Trung Bộ

- Sông ngòn ngắn và dốc phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập.

- Lũ lên nhanh và đột ngột.

- Lũ tập trung từ tháng 9 đến tháng 12.

3. Sông ngòi Nam Bộ

- Sông ngòi Nam Bộ có chế độ nước theo mùa nhưng điều hòa hơn Bắc Bộ và Trung Bộ.

- Sông có nhiều thuận lợi cho giao thông và thủy sản.

- Hai hệ thống sông chính là sông Mê Công và sông Đồng Nai, trong đó sông Mê Công là sông lớn nhất Đông Nam Á và chảy qua 6 quốc gia.

B36

1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam

a) Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.

b) Nước ta có ba nhóm đất chính

- Nhóm đất feralit

   + phân bố ở vùng đồi núi thấp, chiếm khoảng 65% diện tích đất tự nhiên.

   + đặc tính chung của đất là chua, nghèo mùn, nhiều sét, đất có màu đỏ vàng.

   + thích hợp trồng nhiều loại cây công nghiệp.

Đất feralit trên đá ban dan thích hợp trông cây công nghiệp

- Nhóm đất mùn núi cao:

   + nhóm đất này chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên.

   + phân bố dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới núi cao.

- Nhóm đất phù sa sông và biển

   + chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.

   + phân bố ở các đồng bằng

   + tính chất đất: phì nhiêu, đất tới xốp, ít chua, dễ canh tác và làm thủy lợi. Thích hợp

   + gồm: đất phù sa ngọt, đất chua, đất phèn và đất mặn.

2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam

Đất đai là tài nguyên quý giá. Cần sử dụng hợp lí, chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu ở miền núi và cải tạo các loại đất chua, mặn, phèn ở đồng bằng ven biển.

B371. Đặc điểm chung

- Sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng

- Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, và về công dụng của các sản phẩm sinh học.

- Trên đất liền đới rừng nhiệt đới gió mùa phát triển và trên biển Đông hệ sinh thái biển nhiệt đới vô cùng giàu có.

2. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật

Nước ta có tới 14600 loài thực vật, 11200 loài và phân loài động vật. Trong đó có 365 loài động vật và 350 loài thực vật thuộc loại quý hiếm.

3. Sự đa dạng về hệ sinh thái

Việt Nam có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố rộng khắp mọi miền.

b38:

1. Giá trị tài nguyên sinh vật

- Tài nguyên thực vật của nước ta có giá trị nhiều mặt: cung cấp gỗ; cây cho tinh dầu, nhựa; thực phẩm; cây dược phẩm; sản xuất tiểu thủ công nghiệp; cho cành và hoa;…

- Giá trị của các loài động vật cũng vô cùng to lớn: Làm thức ăn.làm thuốc, làm đẹp cho con người,…

2. Bảo vệ tài nguyên rừng

- Rừng nguyên sinh vật ở Việt Nam hiện nay còn rất ít, suy giảm vè thành phàn loài và số lượng loài. Tỉ lệ rừng che phủ hiện còn rất thấp khoảng 35-38%.

- Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

3. Bảo vệ tài nguyên động vật

- Hiện nay rất nhiều loài động vật đã bị hủy diệt, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng ở cả trên đất liền và trên biển.

B39

1. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm

- Tính chất này thể hiện trong mọi yếu tố thành phần của cảnh quan tự nhiên nước ta nhưng rõ nhất là khí hậu nóng ẩm mưa nhiều.

2. Việt Nam là một nước ven biển

- Nước ta có một vùng biển Đông rộng lớn bao quanh ở phía đông và phía Nam phần đất liền.

- Biển Đông có ảnh hưởng tới toàn bộ thiên nhiên nước ta, duy trì và tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.

3. Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi

- Cảnh quan đồi núi ưu thế rõ rệt trong cảnh quan chung của thiên nhiên nước ta.

- Cảng quan vùng núi thay đổi theo đai cao.

4. Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp

- Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng được thể hiện rõ trong lịch sử phát triển lâu dài của lãnh thổ và trong từng thành phần tự nhiên.

- Cảnh quan tự nhiên nước ta vừa có những tính chất chung thống nhất và vừa có tính phân hóa nội bộ tạo thành các miền tự nhiên khác nhau.

B41

1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ

- Bao gồm khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

- Miền tiếp giáp với khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới Hoa Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa cực đơi giá lạnh.

2. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước

- Vào mùa đông miền chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ giảm mạnh.

- Mùa hạ: nóng ẩm mưa nhiều.

3. Địa hình phần lớn là dồi núi thấp với nhiều cánh cung mở rộng với nhiều cánh cung mở rộng về phía bắc quy tụ tại Tam Đảo

- Địa hình vùng núi đa dạng: địa hình caxto đá vôi; các cánh đồng giữa núi;…

- Cao nhất miền là khu vực thượng nguồn sông Chảy với nhiều ngọn núi trên 2000m.

- Địa hình đồi núi thấp và đồng bằng mở rộng, tạo điều kiện cho hệ thống sông ngòi phát triển và tỏa rộng khắp miền.

4. Tài nguyên phong phú, đa dạng và nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng

- Miền giàu khoáng sản nhất so với cả nước, nổi bật nhất là than đá (Quảng Ninh, Thái Nguyên), apatit (Lào Cai), quặng sắt (Thái Nguyên), thiếc và Vonfram (Cao Bằng),đá vôi đất sét ở nhiều nơi…

- Miền có nhiều cảnh quan đẹp: Vịnh hạ Long, hồ Ba Bể, Tam Đảo, Ba Vì,…

B42

1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ

Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế.

2. Địa hình cao nhất Việt Nam

- Đây là miền có địa hình cao nhất cả nước với nhiều dãy núi cao, thung lũng sâu.

- Hướng: các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi rất đồ sộ.

- Các mạnh núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng.

3. Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình

- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ mùa đông cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

- Mùa hạ gió tây nam bị biến tính trở nên khô nóng đặc biệt là vùng ven biển Đông Trường Sơn.

- Khí hậu thay đổi từ nhiệt đới chân núi tới ôn đới núi cao.

4. Tài nguyên phong phú đa đang được điều tra, khai thác

- Sông ngòi của miền có độ dốc lớn, có giá trị cao về thủy điện.

- Trong vùng có hàng trăm mỏ và điểm khoáng sản: đất hiếm, crômit, sắt, titan, đá quý và đá vôi.

- Miền có đầy đủ hệ thống các vành đai thực vật ở Việt Nam.

- Tài nguyên biển của vùng rất giàu có.

5. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

- Cần tích cực bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái rừng, ven biển và hải đảo.

- Vùng có nhiều thiên tai: sương muối, giá rét, lũ bùn, lũ quét, bão lũ, gió Tây khô nóng,…

B43

1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ

Bao gồm tàn bộ lãnh thổ phía nam nước ta, từ Đà Nẵng tới Cà Mau. Chiếm 1/2 diện tích lãnh thổ nước ta.

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

2. Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

- Từ dãy Bạch Mã trở vào nam, nhiệt độ trung bình năm cao, 25oC ở đồng bằng và 21oC ở miền núi, biên độ năm nhỏ.

- Chế độ mưa không đồng nhất:

   + Duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, mùa mưa đến muộn và tập trung trong thời gian ngắn.

   + Nam Bộ và Tây Nguyên mùa khô kéo dài 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô thiếu nước nghiêm trọng.

3. Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn

- Hình thành trên một miền nền bằng rất cổ được Tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ trở thành Trường Sơn Nam hùng vĩ.

Vùng núi hùng vĩ Trường Sơn Nam

- Đồng bằng Nam Bộ rộng lớn được hình thành do hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ và hệ thống sông Mê Công bồi đắp nên.

Đồng bằng Nam Bộ

4. Tài nguyên phong phú và tập trung, để khai thác

a) Khí hậu – đất đai thuận lợi

- Khí hậu, đất đai thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản quy mô lớn.

Đất badan thích hợp cho cây cà phê

b) Tài nguyên rừng

- Miền có tài nguyên rừng rất phong phú, nhiều loại sinh thái.

- Trong rừng có nhiều loài sinh vật quý hiếm.

c) Tài nguyên biển trong miền rất đa dạng và có giá trị to lớn

- Các vịnh nước sâu kín đáo để lập hải cảng ở bờ biển Nam Trung Bộ.

- Thềm lục địa phía đông nam có trữ lượng lớn dầu khí.

- Các tài nguyên sinh vật biển đa dạng.

 GỬI BẠN _Xinctlhn

có một số bài trường mình được giảm tải nha

Câu hỏi trong lớp Xem thêm