liên hệ bản tuyên ngôn nhân quyền dân quyền pháp với bản tuyên ngôn Việt Nam dân chủ cộng hòa

2 câu trả lời

Bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945.[1][2] Đây được nhiều người xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ ba trong lịch sử Việt Nam, sau bài thơ thần Nam quốc sơn hà ở thế kỷ 11 và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi viết năm 1428.

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là văn bản nền tảng của Cách mạng Pháp, trong đó quy định các quyền cá nhân và quyền tập thể của tất cả các giai cấp là bình đẳng. Chịu ảnh hưởng bởi học thuyết các quyền tự nhiên, các quyền con người là bình đẳng: có giá trị tại mọi thời điểm và tại mọi không gian, gắn với bản chất con người. Dù văn bản này thiết lập các quyền cơ bản cho tất cả công dân Pháp và tất cả con người không ngoại lệ, nó không hề để cập đến vị trí của phụ nữ cũng như nô lệ; dù vậy, nó vẫn là tiền thân của các phương thức nhân quyền quốc tế.

Được chấp thuận bởi Quốc hội Pháp, 26 tháng 8 năm 1789

Chúc cậu học tốt!!!

Tuyên ngôn Nhân quyền-dân quyền của Pháp:

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ

- Ưu: Đề cao quyền tự do, quyền bình đẳng của con người 

- Nhược: Phục vụ quyền lợi của gai cấp tư sản, nhân dân hầu như không được hưởng lợi lộc gì

- Có ảnh hưởng lớn thúc đẩy cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trên toàn thế giới

Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa"

- Vạch trần tội ác của Nhật và Pháp

- Khẳng định, đề caocác quyền cơ bản của con người 

-Tuyên bố Ai cũng có quyền hưởng tự do

- Tuyên bố về nền độc lập, chủ quyền Việt Nam 

- Có ảnh hưởng lớn thúc đẩy cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trên toàn thế giới

Câu hỏi trong lớp Xem thêm