I. Trắc nghiệm:( 15 câu) Câu 1: Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của Đông Nam Á A. Cao hơn châu Á và thế giới B. Thấp hơn châu Á và thế giới C. Cao hơn châu Á, thấp hơn thế giới D. Cao hơn thế giới, thấp hơn châu Á Câu 2: Dựa vào bảng 15.1 cho biết dân số Đông Nam Á chiếm bao nhiêu phần trăm dân số châu Á? A. 12,1% B. 14,2% C. 16,3% D. 18,4% Câu 3: Năm 2002, mật độ dân số khu vực Đông Nam Á so với thế giới: A. Gấp hơn hai lần B. Tương đương C. Thấp hơn 2 lần. D. Tất cả đều sai. Câu 4: Tỉ lệ tăng tự nhiên của khu vực Đông Nam Á (năm 2002): A. 1.3% B. 1.4% C. 1.5% D. 1.6% Câu 5: Nước nào có diện tích nhỏ nhất trong các nước Đông Nam Á năm 2002? A. Bru-nây B. Lào C. Đông-Ti-mo D. Xin-ga-po Câu 6: Ngôn ngữ nào được dùng phổ biến trong khu vực Đông Nam Á? A. Tiếng Anh. B. Tiếng hoa. C. Tiếng Mã Lai. D. Tất cả đều đúng. Câu 7: Dựa vào bảng 15.2 (SGK trang 52), cho biết diện tích nước ta so với Phi-líp-pin và Ma-lai-xi-a A. Nhỏ hơn B. Tương đương C. Lớn hơn D. Tất cả đều sai Câu 8: Nước nào có diện tích lớn nhất Đông Nam Á? A. In-đô-nê-xi-a B. Thái Lan C. Mi- An-ma D. Ma-lai-xi-a Câu 9: Đông Nam Á là một khu vực đa dạng về: A. Tôn giáo. B. Văn hóa. C. Phong tục D. Tất cả đều đúng. Câu 10: Nước nào có tên gọi vương quốc? A. Bru-nây B. Cam-pu-chia C. Thái Lan D. Tất cả đều đúng Câu 11: Quốc gia nào ở Đông Nam Á vừa có lãnh thổ ở bán đảo và ở đảo? A. Mianma B. Ma-lai-xi-a C. In-đô-nê-xi-a D. Lào. Câu 12: Những nét tương đồng của người dân Đông Nam Á là: A. Có nền văn minh lúa nước B. Có cùng lịch sử đấu tranh giành độc lập C. Cùng tập quán sinh hoạt và sản xuất D. Cả ba ý trên. Câu 13: Cơ cấu dân số chủ yếu ở các nước Đông Nam Á là: A. Cơ cấu trẻ B. Cơ cấu trung bình C. Cơ cấu già D. Cơ cấu ổn định Câu 14: Cho tới trước chiến tranh thế giới thứ 2, nước Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam bị đế quốc nào xâm lược A. Đế quốc Anh B. Đế quốc Tây Ban Nha C. Đế quốc Hà Lan D. Đế quốc Pháp. Câu 15: Quốc gia duy nhất không giáp biển ở Đông Nam Á là A. Thái Lan B. Cam-pu-chia C. Việt Nam D. Lào Câu 16: Chủng tộc chủ yếu ở Đông Nam Á là: A. Ơ-rô-pê-ô-it B. Môn-gô-lô-it C. Ô-xtra-lô-it D. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it. II. Tự luận: (2 câu) Câu 1: Dựa vào lược đồ hình 6.1 và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á? Câu 2: Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác giữa các nước?

2 câu trả lời

1.A

2.B

3.A

4.C

5.D

6.D

7.C

8.A

9.D

10.D

11.C

12.D

13.A

14.D

15.D

16.D

II,

Câu 1 :

– Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều.

+ Dân cư tập trung đông đúc ở các vùng ven biển và đồng bằng châu thổ rộng lớn.

+ Trong nội địa, vùng núi và ở các đảo dân cư tập trung ít hơn.

– Nguyên nhân : Do vùng ven biển thường có các đồng bằng với những điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng các làng mạc, thành phố.

Câu 2 :

+Thuận lợi:

- Dân số đông và trẻ đem lại nguồn lao động dồi dào cho các ngành kinh tế, là thị trường tiêu thụ rộng lớn của các nước.

- Dân cư tập trung ở các vùng đồng bằng, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn lợi tự nhiên và vị trí địa lí vùng đồng bằng.

- Người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong văn hóa, sinh hoạt, phong tục tập quán : các quốc gia dễ dàng giao lưu văn hóa,  hợp tác, phát triển để giao lưu kinh tế, phong tục tập quán.

+ Khó khăn:

- Sự bất đồng về ngôn ngữ, mỗi nước có những phong tục tập quán, tín ngưỡng riêng.

Câu 1 . A

Câu 2. B

Câu 3. A

Câu 4.- C

5. D

6. D

7. A

8. A

9. D

10. D

11. B

12. D

13. A

14. D

15. D

16. B

II

Tự luận

1.

* Nhận xét: Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều:

- Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng, ven biển các quốc gia Việt Nam, In-đô- nê-xi-a, Phi-lip-pin…Mật độ dân số cao trên 100 người/km2.

- Các khu vực còn lại dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số phổ biến mức từ 1 – 50 người/km2.

* Giải thích: Do điều kiện sống thuận lợi ở các khu vực đồng bằng, ven biển.

2. * thuận lợi: Tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc.

* khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau trong văn hóa của mỗi nước



Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

​A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Trung Á. D. Nam Á.

Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu nam Cực.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là

A. 8.200km B. 8.500km C. 9.000km D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới. D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy qua đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Lưỡng Hà.

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca.

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ đất liền mở rộng nhất là

A. 8.500km. B. 9.000km. C. 9.200km. D. 9.500km.

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa. B. Ven biển. C. Ven các đại dương. D. Phía đông lục địa.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 14: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông –tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 15: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo B. Do lãnh thổ rất rộng.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Những khoáng sản nào sau đây không có nhiều ở châu Á ?

A. Dầu mỏ, khí đốt. C. Crôm, đồng, thiếc. B. Than, sắt. D. Kim cương, U-ra-ni-um.

Câu 17: Hãy cho biết ở châu Á, đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau nhất ?

A. Đới khí hậu cận nhiệt. B. Đới khí hậu nhiệt đới.

C. Đới khí hậu Xích đạo. D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 18: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 19: Kiểu khí hậu nào sau đây không phải là kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?

A. khí hậu nhiệt đới lục địa. B. khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. khí hậu ôn đới lục địa D. Khí hậu cực và cận cực.

Câu 20: Nhận xét nào không đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

C. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Các bạn ơi cứu mình với huhu

3 lượt xem
2 đáp án
4 giờ trước