Huyết áp là gì? Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch? Ý nghĩa của việc thay dổi đó? Tại sao huyết ấp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim?
1 câu trả lời
Đáp án:
-Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu, và là một trong những dấu hiệu chính cho biết cơ thể còn sống hay đã chết. Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại đến cực tiểu.
-Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch. Huyết áp giảm dần là do ma sát của máu với thành mạch và ma sát của các phần tử máu với nhau khi máu chảy trong hệ mạch. Bất kỳ tác nhân nào làm thay đổi những yếu tố: nhịp tim, thể tích máu, tiết diện mạch,… đều làm thay đổi huyết áp.
- Ý nghĩa :Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch. Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương). Huyết áp trung bình, gây ra do sức bơm của tim và sức cản trong mạch máu, sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim.
-Huyết áp tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi ta hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra, ngoài ra còn của các van giúp máu không bị chảy ngược.