Hòa tan 10,4g hỗn hợp gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch Y và 6,72l khí H2 đktc. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi còn lại 16g chất rắn. a) Xác định tên kim loại b) tính khối lượng mỗi muối trong Y.
1 câu trả lời
Đáp án:
a) M là kim loại Magie (kí hiệu: Mg)
b) Dung dịch Y chứa muối FeCl2 và MgCl2
nFeCl2 =12,7 (g) và nMgCl2 = 19 (g)
Giải thích các bước giải:
Đặt hóa trị không đổi của kim loại M là n
nH2(dktc) = 6,72 : 22,4 = 0,3 (mol)
TH1: Nếu M đứng sau H trong dãy điện hóa học. M không có pư với HCl, Chỉ có Fe pư với HCl
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Theo PTHH: nFe = nH2 = 0,3 (mol) → mFe = 0,3×56 = 16,8 (g) > 10,4 (g)
Ta thấy mFe > mhh ban đầu => vô lí => loại
TH2: M là kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa học
Cả M và Fe đều có phản ứng với dd HCl
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ (1)
2M + 2nHCl → 2MCln + nH2↑ (2)
dd Y chứa FeCl2 và MCln. Cho dd Y phản ứng với dd NaOH rồi lọc kết tủa nung trong kk đến khối lượng không đổi
TH2.1 Nếu kết tủa thu được chỉ là Fe(OH)2 và 16 gchất rắn thu được là Fe2O3. Tức M(OH)n tan được trong dd NaOH dư
PTHH: FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl (3)
4Fe(OH)2 + O2 \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) 2Fe2O3 + 4H2O (5)
nFe2O3 = 16 : 160 = 0,1 (mol)
BTNT “Fe”: nFe = 2nFe2O3 = 2.0,1 = 0,2 (mol)
→mFe = 0,2.56 = 11,2 (g) > mhh = 10,4 (g) → vô lí => loại
TH2.2 Kết tủa thu được là Fe(OH)2 và M(OH)n
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl (3)
MCln + nNaOH → M(OH)n↓ + nNaCl (4)
4Fe(OH)2 + O2 \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) 2Fe2O3 + 4H2O (5)
2M(OH)n \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) M2On + nH2O
Vậy 16 gam chất rắn thu được là Fe2O3 và M2On
Đặt trong 10,4 gam hh Fe = a (mol) và M = b (mol)
BTKL: mO(oxit) = 16 – 10,4 = 5,6 (g) → nO(oxit) = 5,6 : 16 = 0,35 (mol)
Theo PTHH (1) và (2) ta có:
\(\eqalign{
& {n_{{H_2}(1) + (2)}} = {n_{Fe}} + {2 \over n}{n_M} \cr
& \Rightarrow a + {n \over 2}.b = 0,3(I) \cr
& co:\left\{ \matrix{
F{e_2}{O_3}:0,5a\,(mol) \hfill \cr
{M_2}{O_n}:0,5b\,(mol) \hfill \cr} \right. \Rightarrow \sum {nO(oxit) = 0,5a.3 + 0,5b.n = 0,35} \cr
& \Rightarrow 3a + bn = 0,7\,\,(II) \cr
& giai\,(I)\,va\,(II) \Rightarrow \left\{ \matrix{
a = 0,1 \hfill \cr
bn = 0,4 \hfill \cr} \right. \Rightarrow \left\{ \matrix{
a = 0,1 = {n_{Fe}} \hfill \cr
b = {{0,4} \over n} = {n_M} \hfill \cr} \right. \cr
& co:mhh = 0,1.56 + {{0,4} \over n}.{M_M} = 10,4 \cr
& \Rightarrow {{0,4} \over n}.{M_M} = 4,8 \cr
& \Rightarrow {M_M} = 12n \cr} \)
Vì hóa trị của kim loại thường là 1, 2, 3 nên ta có bảng
n 1 2 3
MM 12 24 36
(L) (TM) (L)
Vậy n = 2 thì MM = 24 (Mg) thỏa mãn
a) M là kim loại Magie (kí hiệu: Mg)
b) Dung dịch Y chứa muối FeCl2 và MgCl2
nFeCl2 = nFe = 0,1 (mol) → mFeCl2 = 0,1.127 = 12,7 (g)
nMgCl2 = nMg = 0,2 (mol) → mMgCl2 = 0,2.95 = 19 (g)