giúp mình với, mình đang vội c1:nếu thức ăn của ruột non không được biến đổi hết thì sẽ ntn?như vậy để thức ăn biến đổi hoàn toàn chúng ta cần phải làm gì? c2:nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã đc tạo ra ntn?vì sao người lớn thường khuyên các em trong khi ăn ko nên cười đùa? c3:vì sao khi đầy bụng, ta hay ợ ra nước chua?vì sao lúc đói bụng lại sôi ùng ục?

2 câu trả lời

c1:

Thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng từng lượng nhỏ theo sự mở đóng của môn vị, dộ axit cao của thức ăn xuống tá tràng là tín hiệu đóng môn vị. Khi lượng thức ăn này đã thấm đảm dịch mật và dịch tuy, độ axit của thức ăn được trung hoà bởi các muối mật và dịch tuy có tính kiềm, môn vị lại mở dê thức ăn tiếp tục xuống. Sự co bóp phối hợp của các cơ thành ruột non tạo động lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột, đổng thời giúp thức ăn thấm đều dịch mật, dịch tuy và dịch ruột. Chính vì vậy, khi thức ăn của ruột non không được biến đổi hết thì sẽ không tiêu hóa được hết thức ăn và nhận chất dinh dưỡng

c2:

- Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản.

- Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã đực tạo ra nhờ sự co dãn phối hợp nhịp nhàng của các cơ thực quản.

- Trong thời gian đi qua thực quản rất nhanh (chỉ 2-4 giây) nên có thể coi như thức ăn không được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học.

- Ở phần dưới hộng của con người có 2 đường ống đó là khí quẩn và thực quản. Có một chiếc xương sụn được gọi là nắp thanh quản có tác dụng như nắp đậy, sẽ đậy khí quản để thức ăn lọt vào đường hô hấp khi chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện sẽ khiến nắp thanh quản không kịp phản ứng khi nắp thanh quản đang đậy khí quản để nuốt thức ăn thì não bộ lại ra lệnh: mở cửa khí quản để không khí ( hoặc là các-bo-nic, mình k rõ ) đi ra, lúc này thức ăn có thể sẽ rơi vào đường khí quản, khiến chúng ta bị sặc 

c3:

khi đầy bụng chúng ta hay ợ ra nước chua vì các chất dịch axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng gây khó chịu, đau tức từ vùng xương ức lên họng và chua miệng.

Khi đói, bụng trên thường có cảm giác trống rỗng và khó chịu, đến khi đói quá thì có thể nghe thấy tiếng “ùng ục”, hay còn gọi là sôi bụng. Đó là vì sao? Khi dạ dày tiêu hóa thức ăn gần hết, dịch vị vẫn tiếp tục được tiết ra. Vì dạ dày rỗng dần nên sức co bóp của nó sẽ tăng lên tạo nên tiếng kêu "ùng ục"

Đáp án:

 Câu 2:

- Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản.

- Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã đực tạo ra nhờ sự co dãn phối hợp nhịp nhàng của các cơ thực quản.

- Trong thời gian đi qua thực quản rất nhanh (chỉ 2-4 giây) nên có thể coi như thức ăn không được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm