Giúp mình với các bạn giỏi sử 8 ơi : 1/ Sau hai Hiệp ước 1883 và 1884, tình hình triều đình Huế phân hóa như thế nào? 2/ Giới thiệu đôi nét về Tôn Thất Thuyết? Ông đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc chiến chống thực dân Pháp? 3/ Trước việc làm của Tôn Thất Thuyết, Pháp đã có thái độ và hành động như thế nào? Kết quả ra sao? 4/ Sau cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại Tôn Thất Thuyết đã làm gì? 5/ Khi ra tới Tân Sở vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết có hành động gì? 6/ Em hiểu thế nào là Cần Vương? * Nội dung cơ bản cuả “ Chiếu Cần vương”? * Em hãy nêu mục đích, đối tượng kêu gọi, tác dụng của “Chiếu Cần Vương”? - Mục đích: ………………………………………………………………………… - Đối tượng kêu gọi: ……………………………………………………………….. - Tác dụng: ………………………………………………………………………… 7/ Vì sao “Chiếu Cần vương” được các văn thân sĩ phu và nhân dân ủng hộ, hưởng ứng? 8/ Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần vương? 9/ Học sinh lập bảng niên biểu về diễn biến của phong trào Cần Vương: GIAI ĐOẠN THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM KẾT QUẢ Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Em có nhận xét gì về quy mô và phạm vi giai đoạn thứ 1 của phong trào Cần vương? - Quy mô: ………………………………………………………………………………… - Phạm vi: ………………………………………………………………………………… Tại sao phong trào Cần vương không nổ ra ở Nam kì? 10/ Vì sao phong trào vũ trang chống Pháp giai đoạn này đều thất bại? 11/ Bộ phận lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Địa bàn hoạt động ? …………………………………………………………………….. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa: ………………………………………………………

2 câu trả lời

1. 

Sau khi ký Hoà ước Quý Mùi 1883, trong nội bộ triều đình Huế lục đục, các vị vua Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi kế tiếp nhau lên ngôi nhưng đều chỉ cai trị được trong thời gian ngắn. Lúc này, ở Bắc Kỳ quân Pháp đang đánh nhau với quân nhà Thanh và đã đuổi được phần lớn quân Thanh về Trung Quốc, tuy nhiên tại một số tỉnh quân Thanh vẫn còn có mặt và đe doạ sự có mặt của người Pháp ở Bắc Kỳ. Chính phủ Pháp đã sai François-Ernest Fournier sang Thiên Tân ký với Lý Hồng Chương bản thỏa thuận sơ bộ được gọi là Hòa ước Thiên Tân 1884, trong nội dung bản hoà ước sơ bộ giữa Pháp và nhà Thanh năm 1884, đã có điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Dựa vào bản thỏa thuận sơ bộ năm 1884 ở Ỵieesn Tân, hai bên đã đi đến ký kết bản hiệp ước chính thức, được gọi là chính thức Hòa ước Thiên Tân 1885, Chính phủ Pháp đã sai Patenôtre - Đại diện Cộng hòa Pháp đến Huế sửa lại Hòa ước Quý Mùi 1883 trước đó giữa Pháp và nhà Nguyễn

2. 

Tôn Thất Thuyết (1839  1913), biểu tự Đàm Phu , là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc  Hàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Ông là người đã phế lập Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi trong một thời gian ngắn của lịch sử, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bên trong hoàng tộc. Khi thất bại trong một cuộc binh biến năm 1885, Tôn Thất Thuyết đã phò tá vua Hàm Nghi đi Quảng Trị, tổ chức nghĩa quân chống Pháp, và chính ông nhân danh Hàm Nghi đã ra chiếu Cần Vương, bản chiếu thư nổi tiếng kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. 
3. 

Tôn Thất Thuyết quyết định tấn công trước để giành thế chủ động (đây là hình thức tự vệ).

4.

Sau cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị)

7.

Phong trào Cần Vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng là do các cuộc khởi nghĩa trước của nhân dân bị triều đình cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, nên qua chiếu Cần Vương họ cảm thấy rằng người đứng đầu đất nước là vua(đại diện cho giai cấp phong kiến, đại diện đất nước) đã đứng về phe mình, kêu gọi nhân dân đứng lên giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc nên được đông đảo nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước đó trong mỗi con người.
8.

Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng thành, rồi chạy ra sơn phòng Tân Sở  (Quảng Trị). Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Chiếu Cần Vương nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài trong hơn 10 năm mới chấm dứt.

=> Cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ phong trào Cần Vương.

-------------

[ mik chỉ làm những câu mik có thể làm đc thôi ạ, những câu còn lại chắc mik phải suy nghĩ thêm :<

bạn học tốt nhé]

Câu 2 :

Tôn Thất Thuyết (1839  1913) là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc  Hàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Ông là người đã phế lập Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi trong một thời gian ngắn của lịch sử, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bên trong hoàng tộc. Khi thất bại trong một cuộc binh biến năm 1885, Tôn Thất Thuyết đã phò tá vua Hàm Nghi đi Quảng Trị, tổ chức nghĩa quân chống Pháp, và chính ông nhân danh Hàm Nghi đã ra chiếu Cần Vương, bản chiếu thư nổi tiếng kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. 
Câu 3:

Tôn Thất Thuyết quyết định tấn công trước để giành thế chủ động.

Câu 4:

Sau cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến Tân Sở 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

​A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Trung Á. D. Nam Á.

Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu nam Cực.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là

A. 8.200km B. 8.500km C. 9.000km D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới. D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy qua đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Lưỡng Hà.

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca.

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ đất liền mở rộng nhất là

A. 8.500km. B. 9.000km. C. 9.200km. D. 9.500km.

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa. B. Ven biển. C. Ven các đại dương. D. Phía đông lục địa.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 14: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông –tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 15: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo B. Do lãnh thổ rất rộng.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Những khoáng sản nào sau đây không có nhiều ở châu Á ?

A. Dầu mỏ, khí đốt. C. Crôm, đồng, thiếc. B. Than, sắt. D. Kim cương, U-ra-ni-um.

Câu 17: Hãy cho biết ở châu Á, đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau nhất ?

A. Đới khí hậu cận nhiệt. B. Đới khí hậu nhiệt đới.

C. Đới khí hậu Xích đạo. D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 18: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 19: Kiểu khí hậu nào sau đây không phải là kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?

A. khí hậu nhiệt đới lục địa. B. khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. khí hậu ôn đới lục địa D. Khí hậu cực và cận cực.

Câu 20: Nhận xét nào không đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

C. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Các bạn ơi cứu mình với huhu

4 lượt xem
2 đáp án
21 giờ trước