2 câu trả lời
+)Tôn Thất Thuyết sinh ngày 29 tháng 3 năm Kỷ Hợi, tức 12 tháng 5 năm 1839[1][2] tại làng Phú Mộng, bên bờ sông Bạch Yến cạnh Kinh thành Thuận Hóa, nay thuộc thôn Phú Mộng, phường Kim Long, thành phố Huế.Ông là con thứ hai của Đề đốc Tôn Thất Đính và bà Văn Thị Thu, cũng là cháu 5 đời của Hiền vương Nguyễn Phúc Tần, người được Gia Long truy tôn làm Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế.
+)Ông là người đã phế lập Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi trong một thời gian ngắn của lịch sử, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bên trong hoàng tộc. Khi thất bại trong một cuộc binh biến năm 1885, Tôn Thất Thuyết đã phò tá vua Hàm Nghi đi Quảng Trị, tổ chức nghĩa quân chống Pháp, và chính ông nhân danh Hàm Nghi đã ra chiếu Cần Vương, bản chiếu thư nổi tiếng kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là "Toàn gia yêu nước".
+)Phe chủ chiến kiên quyết không khuất phục thực dân Pháp, muốn cứu lấy sự tồn tại của đất nước, của triều đình.
Trang sử Việt Nam đã ghi lại tên nhiều anh hùng dân tộc. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến Tôn Thất Thuyết.
Ông là người đã phế lập Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi trong một thời gian ngắn của lịch sử, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bên trong hoàng tộc. Khi thất bại trong một cuộc binh biến năm 1885, Tôn Thất Thuyết đã phò tá vua Hàm Nghi đi Quảng Trị, tổ chức nghĩa quân chống Pháp, và chính ông nhân danh Hàm Nghi đã ra chiếu Cần Vương, bản chiếu thư nổi tiếng kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là "Toàn gia yêu nước".
Nhìn chung, sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế đã đầu hàng thực dân Pháp nhưng trong triều vẫn có một số người chủ trương chống Pháp, khôi phục lại nền độc lập dân tộc, ráo riết chuẩn bị lực lượng để đánh Pháp khi có thời cơ. Đó là phe chủ chiến do Thôn Thất Thuyết cầm đầu.