giải trắc nghiệm  1.Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết 2.Xác định chu kì hoạt động của tim 3.cấu tạo cơ quan hô hấp  4.các giai đoạn hô hấp 5.cấu tạo của cơ quan tiêu hóa 6.hoạt động tiêu hóa 7.biến đổi hóa học ở ruột non 8.cơ chế hoạt động mở môn vi  GIẢI TRẮC NGHIỆM GIÙM MÌNH VỚI NHA, CẢM ƠN M.N

2 câu trả lời

Đáp án:

1. Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn máu

- Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu đỏ thẫm (nhiều $CO_2$) từ tâm thất phải $\rightarrow$ động mạch phổi $\rightarrow$ mao mạch phổi (trao đổi khí $O_2$, $CO_2$ hóa máu đỏ tươi $\rightarrow$ tĩnh mạch phổi $\rightarrow$ tới tâm nhĩ trái.

- Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi (nhiều $O_2$) từ tâm thất trái $\rightarrow$ động mạch chủ $\rightarrow$ mao mạch ở các phần trên và dưới cơ thể (thực hiện trao đổi khí với tế bào) $\rightarrow$ tĩnh mạch chủ dưới $\rightarrow$ tâm nhĩ phải.

Đường đi của máu trong lưu thông bạch huyết

Mao mạch bạch huyết $\rightarrow$ mạch bạch huyết nhỏ $\rightarrow$ hạch bạch huyết $\rightarrow$ mạch bạch huyết lớn $\rightarrow$ tới ống bạch huyết $\rightarrow$ tĩnh mạch (tĩnh mạch dưới đòn) $\rightarrow$ tim.

2. Xác định chu kì hoạt động của tim

* Chu kỳ hoạt động co dãn của tim gồm 3 pha kéo dài 0,8s

- Pha nhĩ co: 0,1s

- Pha thất co: 0,3s

- Pha dãn chung: 0,4s

3. Cấu tạo cơ quan hô hấp 

*Cấu tạo cơ quan hô hấp: Gồm các cơ quan ở đường dẫn khí ( Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản) và hai lá phổi.

4. Các giai đoạn hô hấp

hấp gồm 3 giai đoạn

+ Sự thở (Sự thông khí ở phổi)

+ Sự trao đổi khí ở phổi

+ Sự trao đổi khí ở tế bào

5.Cấu tạo của cơ quan tiêu hóa

+Tuyến tiêu hóa: tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tụy và tuyến rộng.

    + Ống tiêu hóa: miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn

6. Hoạt động tiêu hóa

7. Biến đổi hóa học ở ruột non

Dịch mật cùng dịch tụy và dịch ruột chứa các enzim tiêu phân cắt các đại phân tử thức ăn thành 

các phân tử chất dinh dưỡng.

- Tinh bột thành đường đơn

- Protein thành axit amin

- Lipit thành Glyxerin + axit béo

8. Cơ chế hoạt động mở môn vi 

→ Thức ăn đã được nghiền nhỏ và nhào trộn kỹ, thấm đều dịch vị ở dạ dày sẽ được chuyển xuống ruột non một cách từ từ, theo từng đợt nhờ sự co bóp của cơ thành dạ dày phối hợp với sự đóng mở của cơ vòng môn vị.
- Cơ vòng môn vị luôn đóng, chỉ mở cho thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột khi thức ăn đã được nghiền và nhào trộn kỹ

-Axit có trong thức ăn vừa chuyển xuống tác động vào niêm mạc tá tràng gây nên phản xạ đóng

môn vị, đồng thời cũng gây phản xạ tiết dịch tụy và dịch mật

-Dịch tụy và dịch mật có tính kiềm sẽ trung hòa axit của thức ăn từ dạ dày xuống làm ngừng phản

xạ đóng môn vị, môn vị lại mở và thức ăn từ dạ dày lại xuống tá tràng.

-Cứ như vậy thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt với một lượng nhỏ, tạo thuận lợi cho

thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết ở ruột non và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.

 

1)

+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5). 

+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).

- Vai trò chủ yếu của tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch. Vai trò chủ yếu của hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).

- Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Lưu chuyên máu trong toàn cơ thể.

2 ) Chu kỳ tim là hoạt động của tim con người từ đầu của một nhịp tim đến đầu của một nhịp tiếp theo. Nó bao gồm hai giai đoạn: một giai đoạn trong đó cơ tim giãn và nạp máu, được gọi là tâm trương, tiếp theo là một khoảng thời gian co thắt mạnh và bơm máu, được gọi là tâm thu.

3 ) Hệ hô hấp bao gồm mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản & hai buồng phổi. ... Một chu kỳ thở bao gồm thì hít vào, trao đổi khí & thì thở ra. Mỗi khi hít vào, không khí có chứa oxy theo mũi (và miệng) đi vào trong buồng phổi theo các khí quản & làm phồng các túi khí bên trong phổi.

4 ) Hô hấp tế bào có thể được chia thành 3 giai đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp. Trong đó, chuỗi chuyền electron hô hấp tạo ra được nhiều ATP nhất.

5 ) Hệ tiêu hóa ở người được chia làm 2 phần: Ống tiêu hóa bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn. Tuyến tiêu hóa gồm tuyến nước bọt, tuyến tiêu hóa tụy, gan, mật. Quá trình tiêu hóa bắt đầu hoạt động khi thức ăn được đưa vào miệng. Cơ hàm giúp nghiền thức ăn thành miếng nhỏ.

6 )

- Hoạt động quá trình tiêu hóa gồm các bước:

  + Ăn và uống

  + Tiêu hóa thức ăn: biến đổi lí học – tiết dịch tiêu hóa; biến đổi hóa học

  + Hấp thụ chất dinh dưỡng

  + Thải phân

 Vai trò của tiêu hóa: biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và thải các chất cặn bã ra ngoài

7 ) - Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với: tinh bột và đường đôi, lipit, protein
- Tinh bột và đường đôi được enzim amilaza phân giải thành đường mantozo, đường mantozo tiep tục được enzim mantaza phângiải thànhđường glucozo ( đường đơn)
- Protein được enzim pepsin và trypsin phân cắt thành peptit, peptit tiếp tục được enzim chymotrysin phân giải thành axit amin
- Lipit được các muối mật trong dịch mật tách chúng thành các giọt lipit nhỏ, từ các giọt lipit nhỏ, chúng được enzim lipaza phân giải thành aixt béo và glixerin.

8 ) tui k biết xin lỗi nha

Cái này là tui tham khảo trên mạng nha, bạn có thể tìm từng cái