Em hãy cho biết Chi bộ cộng sản tỉnh Lâm Đồng được thành lập như thế nào? Khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở Lâm Đồng diễn ra trong hoàn cảnh ra sao? ( hoàn cảnh trong nước và quốc tế)?

2 câu trả lời

* Chi bộ cộng sản tỉnh Lâm Đồng được thành lập

 Chi bộ Cộng sản ra đời, lãnh đạo phong trào cách mạng (1930-1945) 

+Từ 1925 đến 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi khắp cả nước đã có ảnh hưởng đến Lâm Đồng. Đầu năm 1929, tổ chức chi bộ Tân Việt được ra đời ở Đà Lạt gồm 3 đảng viên. 

+Sau khi hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930), tháng 4/1930, tại Buồng số 2, trên gác nhà để xe Khách sạn Palace (Đà Lạt), chi bộ Tân Việt ở Đà Lạt giải thể và thành lập chi bộ Cộng sản với 3 đảng viên, do đồng chí Trần Diệm làm Bí thư. Đó là chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng. Đến cuối năm 1930, chi bộ kết nạp thêm 5 đảng viên mới và được cấp trên tăng cường thêm 3 đảng viên để chia thành 2 chi bộ: Chi bộ Palace có 5 đảng viên, Chi bộ Cầu Quẹo có 6 đảng viên.

+Các chi bộ đã tích cực tuyên truyền và vận động quần chúng tham gia các tổ chức như: Công hội đỏ, Hội Phụ nữ, Hội Tương tế, tập hợp được hàng trăm hội viên, đa số là công nhân và nhân dân lao động; tổ chức nhiều đợt tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng; lãnh đạo các cuộc đấu tranh của công nhân ở Đà Lạt, Di Linh, Bảo Lộc,... +Hoảng sợ trước phong trào cách mạng sôi sục của nhân dân ta, thực dân Pháp tiến hành các cuộc đàn áp, khủng bố khắp cả nước, hầu hết đảng viên bị bắt. Đến cuối tháng 4/1931, các chi bộ Đảng ở Đà Lạt không còn nữa, các tổ chức quần chúng tan rã, phong trào công nhân lắng xuống.  

+Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939), phong trào đấu tranh ở Lâm Viên, Đồng Nai Thượng diễn ra sôi nổi. Tháng 12 - 1938, Ban cán sự Đảng các tỉnh Cực Nam Trung Bộ cử đồng chí Nguyễn Văn Chi lên Đà Lạt liên hệ với phong trào công nhân, tiếp xúc nhóm “tiến bộ”, triệu tập cuộc họp để thành lập chi bộ Đảng Cộng sản, gồm 3 đảng viên. Chi bộ tiếp tục lãnh đạo các cuộc đấu tranh của công nhân ở Đà Lạt, tuyên truyền vận động thành lập Hội Ái hữu trong các ngành nghề, kết nạp thêm hai đảng viên. Đến cuối tháng 10/1939, thực dân Pháp mở các cuộc đàn áp phong trào, ráo riết truy lùng, bắt giam các cựu chính trị phạm, một số đảng viên bị bắt, chi bộ Cộng sản ở Đà Lạt tan rã., phong trào cách mạng gặp nhiều khó khăn.

+Ngày 24/2/1942, Xứ ủy Trung kỳ đã quyết định thành lập chi bộ Cộng sản đặc biệt tại Hội An, sau đó đã đưa 03 đảng viên của chi bộ đặc biệt trở lại hoạt động tại Đà Lạt với chủ trương khôi phục lại phong trào, nhưng chi bộ cũng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn sau khi 2 đảng viên bị bắt, số đồng chí còn lại phải chuyển vùng hoạt động.

+Năm 1943, một số đảng viên từ Nghệ - Tĩnh, Thanh Hóa đến Đà Lạt sinh sống đã bí mật liên lạc với nhau và thành lập chi bộ gồm bốn đảng viên. Chi bộ đã tích cực giác ngộ, tuyên truyền cách mạng trong công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ để làm nòng cốt cho cuộc đấu tranh.

+Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, chi bộ Đảng ở Đà Lạt thành lập thêm một chi bộ ở ga xe lửa Đà Lạt, gồm 3 đảng viên do đồng chí Đinh Quế làm Bí thư. Tháng 4/1945, chính trị phạm ở nhà lao Buôn Ma Thuột đấu tranh thắng lợi, tổ chức Đảng ở nhà lao phân công đảng viên về các tỉnh hoạt động, trong đó có 2 đồng chí: Ngô Huy Diễn và Nguyễn Thế Tính được phân công về Đà Lạt xây dựng cơ sở, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. 

*Khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở Lâm Đồng diễn ra trong hoàn cảnh ra sao?

+Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đúng sau các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố trong chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay đổi chủ, chống lại cách mạng.

+Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao. Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4-1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.

+Từ tháng 4-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật, cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8-1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: Tập trung, thống nhất, kịp thời.

Sai sót mong bạn thông cảm

* Chi bộ cộng sản tỉnh Lâm Đồng được thành lập

 Chi bộ Cộng sản ra đời, lãnh đạo phong trào cách mạng (1930-1945) 

+Từ 1925 đến 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi khắp cả nước đã có ảnh hưởng đến Lâm Đồng. Đầu năm 1929, tổ chức chi bộ Tân Việt được ra đời ở Đà Lạt gồm 3 đảng viên. 

+Sau khi hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930), tháng 4/1930, tại Buồng số 2, trên gác nhà để xe Khách sạn Palace (Đà Lạt), chi bộ Tân Việt ở Đà Lạt giải thể và thành lập chi bộ Cộng sản với 3 đảng viên, do đồng chí Trần Diệm làm Bí thư. Đó là chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng. Đến cuối năm 1930, chi bộ kết nạp thêm 5 đảng viên mới và được cấp trên tăng cường thêm 3 đảng viên để chia thành 2 chi bộ: Chi bộ Palace có 5 đảng viên, Chi bộ Cầu Quẹo có 6 đảng viên.

+Các chi bộ đã tích cực tuyên truyền và vận động quần chúng tham gia các tổ chức như: Công hội đỏ, Hội Phụ nữ, Hội Tương tế, tập hợp được hàng trăm hội viên, đa số là công nhân và nhân dân lao động; tổ chức nhiều đợt tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng; lãnh đạo các cuộc đấu tranh của công nhân ở Đà Lạt, Di Linh, Bảo Lộc,... +Hoảng sợ trước phong trào cách mạng sôi sục của nhân dân ta, thực dân Pháp tiến hành các cuộc đàn áp, khủng bố khắp cả nước, hầu hết đảng viên bị bắt. Đến cuối tháng 4/1931, các chi bộ Đảng ở Đà Lạt không còn nữa, các tổ chức quần chúng tan rã, phong trào công nhân lắng xuống.  

+Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939), phong trào đấu tranh ở Lâm Viên, Đồng Nai Thượng diễn ra sôi nổi. Tháng 12 - 1938, Ban cán sự Đảng các tỉnh Cực Nam Trung Bộ cử đồng chí Nguyễn Văn Chi lên Đà Lạt liên hệ với phong trào công nhân, tiếp xúc nhóm “tiến bộ”, triệu tập cuộc họp để thành lập chi bộ Đảng Cộng sản, gồm 3 đảng viên. Chi bộ tiếp tục lãnh đạo các cuộc đấu tranh của công nhân ở Đà Lạt, tuyên truyền vận động thành lập Hội Ái hữu trong các ngành nghề, kết nạp thêm hai đảng viên. Đến cuối tháng 10/1939, thực dân Pháp mở các cuộc đàn áp phong trào, ráo riết truy lùng, bắt giam các cựu chính trị phạm, một số đảng viên bị bắt, chi bộ Cộng sản ở Đà Lạt tan rã., phong trào cách mạng gặp nhiều khó khăn.

+Ngày 24/2/1942, Xứ ủy Trung kỳ đã quyết định thành lập chi bộ Cộng sản đặc biệt tại Hội An, sau đó đã đưa 03 đảng viên của chi bộ đặc biệt trở lại hoạt động tại Đà Lạt với chủ trương khôi phục lại phong trào, nhưng chi bộ cũng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn sau khi 2 đảng viên bị bắt, số đồng chí còn lại phải chuyển vùng hoạt động.

+Năm 1943, một số đảng viên từ Nghệ - Tĩnh, Thanh Hóa đến Đà Lạt sinh sống đã bí mật liên lạc với nhau và thành lập chi bộ gồm bốn đảng viên. Chi bộ đã tích cực giác ngộ, tuyên truyền cách mạng trong công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ để làm nòng cốt cho cuộc đấu tranh.

+Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, chi bộ Đảng ở Đà Lạt thành lập thêm một chi bộ ở ga xe lửa Đà Lạt, gồm 3 đảng viên do đồng chí Đinh Quế làm Bí thư. Tháng 4/1945, chính trị phạm ở nhà lao Buôn Ma Thuột đấu tranh thắng lợi, tổ chức Đảng ở nhà lao phân công đảng viên về các tỉnh hoạt động, trong đó có 2 đồng chí: Ngô Huy Diễn và Nguyễn Thế Tính được phân công về Đà Lạt xây dựng cơ sở, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. 

*Khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở Lâm Đồng diễn ra trong hoàn cảnh ra sao?

+Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đúng sau các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố trong chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay đổi chủ, chống lại cách mạng.

+Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao. Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4-1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.

+Từ tháng 4-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật, cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8-1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: Tập trung, thống nhất, kịp thời. 

                                Bn ơi nhớ cho mk 5sao có sai sót thì thông cảm cho mk nha