Đề bài: Vôi sống có rất nhiều ứng dụng trong nhiều ngành quan trọng của đời sống. Nó có dạng bột hoặc dạng cục. Trong công nghiệp, người ta sử dụng lò xây bằng gạch chịu lửa và sản xuất theo công nghệ nung liên tục. Lò nung vôi công nghiệp có nhiều ưu điểm là sản xuất vôi liên tục và không gây ô nhiễm không khí. Sau một thời gian nhất định, người ta lại nạp nguyên liệu vào lò, vôi sống được lấy ra qua cửa ở đáy lò; khí carbon dioxide được thu qua cửa lò. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất vôi sống trong công nghiệp là gì? Theo em vôi sống là chất tinh khiết hay hỗn hợp? Giải thích. Tại sao phải đập đá thành những cục nhỏ có kích thước tương đối đều từ 10-20 cm trước khi đem nung? Viết PTHH của 2 phản ứng hóa học chính xảy ra trong quá trình sản xuất vôi sống. Khí carbon dioxide thu được trong quá trình sản xuất vôi sống được dùng để làm gì? Một loại đá vôi X chứa 82% calcium carbonate, còn lại là tạp chất trơ. Nung 1 tấn loại đá X trên ở nhiệt độ cao trong một thời gian, sau đó cân thì thấy lượng chất rắn Y thu được bằng 78% khối lượng đá vôi trước khi nung. Tính phần trăm khối lượng calcium carbonate đã phân hủy.

1 câu trả lời

1. Nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất vôi sống trong công nghiệp là Calcium carbonate $CaCO_{3}$

2. Theo em, vôi sống là chất hỗn hợp. Vì vôi sống có thể chứa một số tạp chất vô cơ khác ở dạng oxit như Magnesium oxide ($MgO_{}$), Aluminium oxide ($Al_{2}O_{3}$), Silicon dioxide ($SiO_{2}$) hay Iron (II) oxide ($FeO_{}$).

3. Vì khi đập đá thành những cục nhỏ có kích thước tương đối đều từ 10-20 cm trước khi đem nung sẽ giúp tạo điều kiện cho khí Carbon dioxide ($CO_{2}$) thoát ra theo phương trình:

4. $CaCO_{3} -^{t^{o}}→ CaO + CO_{2}↑$

5. Khí carbon dioxide thu được trong quá trình sản xuất vôi sống được dùng để sản xuất nước có ga, sản xuất băng khô...

6.

$m_X = 1 (tấn) = 1000000 (g)$

$m_{CaCO_3} = \frac{1000000 . 82}{100} = 820000 (g)$

$n_{CaCO_3} = \frac{820000}{100} = 8200 (mol)$

$m_Y = \frac{1000000 . 78}{100} = 780000 (g)$

       $CaCO_{3} -^{t^{o}}→ CaO + CO_{2}↑$

          8200                 8200      8200

Theo đ/l bảo toàn khối lượng, ta có:

      $m_X = m_Y + m_{CO_2}$

$⇔ 1000000 = 780000 + m_{CO_2}$

$⇒  m_{CO_2} = 1000000 - 780000$ = 220000 (g)$

$⇔ n_{CO_2} = \frac{220000}{44} = 5000 (mol)$

Theo p/trình, ta có:

$n_{CaCO_{3}(phản ứng)} = n_{CaCO_{3}(phân hủy)} = 5000 . 100 = 500000 (g)$

%$m_{CaCO_{3}(phân hủy)} = \frac{500000}{820000} . 100$% $≈ 60,98$ (%)

   Vậy phần trăm khối lượng calcium carbonate đã phân hủy là khoảng 60,98%

Câu hỏi trong lớp Xem thêm