ĐỀ 3: “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về...” (Trích Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ Văn 12, Tập 1, tr.191) Cảm nhận vẻ đẹp của sông Đà qua đoạn văn trên. Từ đó nhận xét những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân.

1 câu trả lời

Nguyễn Tuân là tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại và đạt thành công trong cả hai thời kì trước và sau cách mạng. Nói về những sáng tác của ông, có thể kể đến Sông Đà và tiêu biểu là "Người lái đò Sông Đà". Đoạn văn trên cho ta thấy vẻ đẹp của Sông Đà. 

SÔng Đà được tác giả viết vào những năm 1960, nhân chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân lên vùng núi Tây Bắc. Có thể nói, chuyến đi đã thỏa mãn khao khát xê dịch và khám phá của tác giả. Dòng sông Đà hiện lên trong tâm trí Nguyễn Tuân là dòng sông của cái đẹp, của thương nhớ và của những khám phá vô tận. 
Dòng sông Đà hiện lên đẹp vô cùng qua hình dáng "Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình". Áng tóc trữ tình làm ta hình dung về vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha của con sông. Vẻ đẹp trữ tình thướt tha của dòng sông giúp người đọc thêm hiểu về cái đẹp mơ màng, quyến rũ của người con gái đẹp. Cả câu văn dài không có lấy một dấu câu giúp chúng ta cảm nhận được sự thướt tha của áng tóc sông Đà. Hình ảnh hoa ban gợi vẻ đẹp trắng trong, mơ màng; còn hoa gạo vơi sắc đỏ rực rỡ lại cho ta hình dung về cái đẹp và sức sống vô tận của nó. Nhưu vậy, Nguyễn Tuân đã kết hợp hài hòa những màu sắc để minh chứng cho vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây. 

Độc đáo hơn nữa là khi nhà văn miêu tả màu sắc của nước xuân. Bởi lẽ, Nguyễn Tuân đã không dừng lại ở việc quan sát. Ông còn đi sâu phát hiện cái đẹp ấy. Mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích. Chỉ một câu thơ nhưng ta có hình dung về cái đẹp kì ảo của dòng sông nơi đây. Cái đẹp nhẹ nhàng, trong xanh tình tứ ấy làm người đọc thấy thiết tha, gần gũi với con sông này. Đặc biệt, khi nhà văn đặt trong tương quan so sánh vẻ đẹp của sông Đà với những con sông khác, chúng ta càng thấy sự riêng biệt, sự "có một không hai" của dòng sông Đà. Đổi thay của sông Đà, mùa thu lừ lừ chín đỏ tạo hình dung về biến đổi độc đáo của nước sông. Cách so sánh đăt của Nguyễn Tuân đã gợi liên tưởng về người say rượu. Cái say, cái bực bội không làm dòng sông trở nên hung bạo mà chỉ khiến bạn đọc thêm nhận diện sâu sắc về cái đẹp đa dạng, độc đáo của thiên nhiên nơi đây. 

Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà được nhà văn khắc họa bằng sự tha thiết, chân thành và quyến luyến của một người tình dịu dàng. Cái đẹp trữ tình của sông Đà là cái dịu dàng của người con gái đẹp và luôn tỏa sáng rực rỡ trong trang văn. Phải là cây bút độc đáo giàu tài năng miêu tả, cảm nhận như Nguyễn Tuân thì mới có thể khám phá vẻ đẹp thiết tha của dòng sông xứ Tây Bắc này. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm