Đặc điểm địa hình và tài nguyên thiên nhiên

2 câu trả lời

1. Địa hình

  a) Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn, giữa khu vực chuyển tiếp từ cự Nam Trung Bộ sang đồng bằng sông Cửu Long. Về mặt địa hình, thành phố có 2 đặc điểm chủ yếu sau:

  - Đây là địa hình đồng bằng thấp (nơi caonhất không vượt quá 40 m, nhiều chỗ còn thấp trũng), bề mặt tương đối bằng phẳng và bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.

  - Địa hình có xu hướng thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, nhưng độ dốc nhỏ. 

2. Đất đai  a) Với diện tích tự nhiên 209,5 nghìn ha, đất đai của thành phố được chia thành 4 nhóm đất chính: nhóm đất phèn, nhóm đất phù sa, nhóm đất xám và nhóm đất mặn. (Xem tiếp...)3. Khí hậu  Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận xích đạo. Lượng bức xạ tương đối lớn, đạt trung bình khoảng 140 kcal/ cm2/năm. Số giờ nắng trung bình trong ngày là gần 6 giờ. Nền nhiệt khá cao và ổn định với nhiệt độ bình quân hàng năm là 27,50C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm thấp, từ 2 – 30C.
4. Thủy văn

 Nằm ở hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở thành phố khá dày đặc với mật độ 3,38 km/km2.

  Thành phố nằm giữa hai con sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, nhưng lại chịu ảnh hưởng nhiều của hệ thống sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai dài 850 km, bắt nguồn từ vùng Lang Biang do hai nhánh Đa Dung và Đa Nhim hợp thành. Sông Đồng Nai còn được tiếp nước từ một phụ lưu khác là sông La Ngà từ cao nguyên đổ xuống nên có nhiều thác ghềnh. Ở đoạn uốn khúc giữa đồng bằng, sông Đồng Nai tiếp nhận thêm nước của sông Bé rồi hội lưu với sông Sài Gòn  tại Nhà Bè. Từ đây sông chia làm nhiều nhánh (lớn nhất là sông Lòng Tàu) chảy qua vùng rừng Sác rồi đổ ra biển ở vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái.

5. Sinh vật  a) Rừng của Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu tập trung ở huyện Cần Giờ, đây là rừng ngập mặn ven biển. Năm 2002, cả thành phố còn 33,5 nghìn ha rừng, trong đó có 10,2 nghìn ha rừng tự nhiên và 23,3 nghìn ha rừng trồng.(Xem tiếp...)6. Khoáng sản  Thành phố Hồ Chí Minh nghèo khoáng sản. Trên địa bàn thành phố chủ yếu có vật liệu xây dựng (như sét gạch ngói, cát, sỏi,…)

Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta:

* Vị trí địa lí:

- Nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương.

- Hệ tọa độ trên đất liền:

+ Cực Bắc:  23°23'B, tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

+ Cự Nam: 8°34'B, tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

+ Cực Tây: 102°09'Đ  tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

+ Cực Đông: 109°24'Đ tại Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

- Tọa độ địa lí trên biển: Phía Đông 117°20’Đ, phía Nam 6°50'B và phía Tây 101°Đ.

* Phạm vi lãnh thổ:

-  Vùng đất

+ Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, diện tích 331.212 km² (2006).

+  Biên giới trên đất liền dài hơn 4600km, phần lớn nằm ở khu vực miền núi: Phía Bắc giáp Trung Quốc (dài hơn 1400km); phía Tây giáp Lào (gần 2100km); phía Tây Nam giáp Campuchia (hơn 1100km).

- Đường bờ biển dài 3260km chạy  theo hình chữ S từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang). Có 28/63 tỉnh và thành phố giáp với biển.

-  Vùng biển

+ Diện tích khoảng 1 triệu km².

+ Theo Công ước quốc tế về Luật biển, vùng biển Việt Nam gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

+ Hệ thống đảo và quần đảo: Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là quần đảo Trường Sa và quần  đảo Hoàng Sa.

-  Vùng trời:  Khoảng không gian không giới hạn độ cao bao trùm trên lãnh thổ Việt Nam. Trên đất liền được xác định bởi đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian của các đảo.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm