chức năng của tuyến tụy là gì

2 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Tuyến tụy có cấu trúc bên trong giống cấu trúc của tuyến nước bọt, gồm chức năng ngoại tiết và nội tiết:     

Chức năng ngoại tiết

Mỗi ngày bài tiết khoảng 1000ml dịch tụy. Lượng dịch tụy này được tiết ra nhiều nhất khi ăn: chỉ cần nhìn, ngửi, nghĩ đến thức ăn hoặc nhai và nuốt có thể tiết ra 20% dịch tụy toàn bữa ăn, khi thức ăn xuống dạ dày sẽ tiết ra 5-10% dịch tụy, còn khi thức ăn đến ruột là 70% dịch tụy.

Dịch tụy chứa nhiều muối bicarbonat và nhiều loại enzym giúp tiêu hóa hầu hết các loại thức ăn, bao gồm : Nhóm enzym tiêu hóa protein (trypsin, chymotrypsin, elastase, carboxypeptidase), enzym tiêu hóa glucid (amylase), enzym tiêu hóa lipit (lipase, photpholipase A2, cholesterol esterase), enzym tiêu hóa acid nucleic (ribonuclease, desoxyribonuclease).

Chức năng nội tiết

Các tuyến nội tiết tiết ra nhiều loại hormon vào máu, trong số đó quan trọng nhất là insulin và glucagon.

  • Insulin có tác dụng giảm đường huyết (nếu thiếu hụt sẽ gây tăng đường huyết, liên quan chặt chẽ tới bệnh đái tháo đường)

  • Glucagon có tác dụng làm tăng đường huyết (tăng cường phân giải gycogen ở gan thành glucose ở máu.

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 Tuyến tuỵ vừa có chức năng nội tiết vừa có chức năng ngoại tiết. Nội tiết là tiết insullin đổ vào máu để điều hoà đường huyết. Ngoại tiết là tiết dịch tuỵ đổ vào ruột giúp tiêu hoá thức ăn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm