Cho tình huống :A là một học sinh lớp 8B ,rất ngoan ngoãn, có màu da hơi đen, hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố bị tàn tật, mẹ bạn A ngoài thời gian làm đồng thường đi nhặt phế thải bán. Ngoài giờ học A cùng em lao động đỡ đần cho mẹ. hằng ngày đến lớp thường bị bạn Q và T trêu chọc về hoàn cảnh,màu da và công việc của mẹ, do vậy A sống nép mình, ít nói và buồn bã. a, nhận xét về hành vi và suy nghĩ của A, Q và T. b, Nếu em là bạn cùng lớp của 3 bạn, em sẽ làm gì? Mn giúp mk về. Thanks

2 câu trả lời

Bài làm: 

Cho tình huống: A là một học sinh lớp 8B ,rất ngoan ngoãn, có màu da hơi đen, hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố bị tàn tật, mẹ bạn A ngoài thời gian làm đồng thường đi nhặt phế thải bán. Ngoài giờ học A cùng em lao động đỡ đần cho mẹ. hằng ngày đến lớp thường bị bạn Q và T trêu chọc về hoàn cảnh,màu da và công việc của mẹ, do vậy A sống nép mình, ít nói và buồn bã. 

a) Nhận xét về hành vi và suy nghĩ của A, Q và T.

⇒ Nhận xét về hành vi và suy nghĩ của A:

- Hành vi:  A là một người con ngoan, có hiếu và biết giúp đỡ bố mẹ.

- Suy nghĩ: Theo em, trong lối suy nghĩ, A không nên sống khép mình và tự ti về bản thân như vậy mà thay vào đó nên thấy vui vẻ, tự tin với công việc mà mình đang làm, màu da của bản thân hay hoàn cảnh của gia đình mình. 

⇒ Nhận xét về hành vi và suy nghĩ của Q và T: 

- Hành vi: Hành vi của Q và T là sai. Bởi vì Q và T đã xúc phạm đến danh dự của người khác, cụ thể ở đây là bạn A. 

- Suy nghĩ: Theo em, lối suy nghĩ của hai bạn Q và T là hoàn toàn sai. 

b) Nếu em là bạn cùng lớp của 3 bạn, em sẽ làm gì?

⇒ Nếu em là bạn cùng lớp của cả 3 bạn, em sẽ:

- Khuyên A không nên tự ti, rụt rè như vậy mà nên đứng lên phản kháng và tự hào về điều đó. 

- Khuyên Q và T không nên như vậy và giải thích cho các bạn hiểu thêm về hoàn cảnh của bạn A để hai bạn hiểu và không tái phạm nữa. 

a) - A là một cậu bé ngoan, biết giúp đỡ bố mẹ khi hoàn cảnh khó khăn. Nhưng A hơi suy nghĩ của A hơi tự ti, nhút nhát. Khi bị T và Q trêu chọc như vậy A không nên rụt rè, mà nên phản kháng lại. A nên tự hào về màu da của mình, bởi nó là màu da của bố truyền cho A. A cũng nên biết ơn, trân trọng, tự hào về công việc của bố mẹ mình. Bởi nhờ có công việc đó mà A mới được nuôi sống, mới được đi học, mới có ngày hôm nay.

- Suy nghĩ của Q và T là suy nghĩ phân biệt chủng tộc, kì thị người khác.

`->` Đó là một suy nghĩ tiêu cực.

b) Nếu em là bạn cùng lớp của 3 bạn, em sẽ can ngăn Q và T, và giải thích cho A hiểu rằng không có gì phải rụt rè, tự ti về vấn đề đó cả, để bạn tự tin hơn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

​A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Trung Á. D. Nam Á.

Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu nam Cực.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là

A. 8.200km B. 8.500km C. 9.000km D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới. D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy qua đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Lưỡng Hà.

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca.

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ đất liền mở rộng nhất là

A. 8.500km. B. 9.000km. C. 9.200km. D. 9.500km.

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa. B. Ven biển. C. Ven các đại dương. D. Phía đông lục địa.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 14: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông –tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 15: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo B. Do lãnh thổ rất rộng.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Những khoáng sản nào sau đây không có nhiều ở châu Á ?

A. Dầu mỏ, khí đốt. C. Crôm, đồng, thiếc. B. Than, sắt. D. Kim cương, U-ra-ni-um.

Câu 17: Hãy cho biết ở châu Á, đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau nhất ?

A. Đới khí hậu cận nhiệt. B. Đới khí hậu nhiệt đới.

C. Đới khí hậu Xích đạo. D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 18: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 19: Kiểu khí hậu nào sau đây không phải là kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?

A. khí hậu nhiệt đới lục địa. B. khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. khí hậu ôn đới lục địa D. Khí hậu cực và cận cực.

Câu 20: Nhận xét nào không đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

C. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Các bạn ơi cứu mình với huhu

3 lượt xem
2 đáp án
4 giờ trước