Cho câu tục ngữ sau : “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” a)chỉ ra và nêu tác dụng của các BPNT có trong câu tục ngữ b)em có đồng ý với kiến của câu tục ngữ ko hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn khoảng một mặt giấy
2 câu trả lời
Câu a
- Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa.
- Nhân hóa : mực , đèn
- Tác dụng :
Nhân hóa mực đèn với người nhằm khuyên ta :
+Nên chơi với những bạn tốt và học tập những đức tính cao quý của họ
+ Không nên chơi , giao lưu với bạn xấu vì rất dễ hư hỏng
Câu b
Một người sinh ra nếu như không được dãy dỗ một cách đúng đắn thì có khó để có thể trở thành một con người có ích trong xã hội. Môi trường là một trong số có tầm quan trọng để hình thành lên đức tính, nhân cách... Vậy nên đã từ xa xưa ông cha ta có câu "Gần mực thì đen gần đèn thì sáng".
Chúng ta cùng tìm hiểu tìm hiểu thế thế nào là "mực" và thế nào là "đèn" nhé! Mực là thứ màu đen, khi chạm vào sẽ bị dính bẩn khó để tẩy rửa còn đèn là một vậy tỏa sáng, giúp soi sáng đường đi và là một công cụ hữu ích cho đời sống. Nếu như chúng ta nghĩ xa hơn sâu hơn thì mực ở đây là từ dùng để chỉ những điều xấu xa và tiêu cực, những việc làm sai trái sai với pháp luật. Còn đèn là chỉ những diều tốt đẹp nhất, trong sáng và tốt lành nhất. Vậy nên cha ông ta đã có ý khuyên bảo rằng nếu chúng ta chơi với người xấu sẽ ảnh hưởng đến chính bản thân chúng ta, gây ra những hậu quả và nhất là nhiễm những thói hư tật xấu mà bản thân mình không nên làm. Còn ngược lại nếu chúng ta chơi với những người tốt thì sẽ giúp chúng ta tốt hơn, và chúng ta có thể vui chơi học hỏi những việc làm đúng đắn ấy từ đó phát triển độ văn hóa của bản thân mình.
Như chúng ta biết ở mục đầu tôi cũng đã nói rằng môi trường học tập và môi trường sống của chúng ta là cơ sở để hình thàn nên thành nhân cách của mỗi người. Nó có sức ảnh cực kì hưởng lớn đối với chính con người của họ. Họ tốt hay xấu là phải tùy thuộc vào môi trường đó. Có được giáo dục, vui chơi lành mạnh, hay là nơi chơi bời bỏ bê việc học... Đặc biệt là đối với các em học sinh thì tâm hồn học sinh nó như tờ giấy trắng nếu học sinh đó được sống trong một môi trường có giáo dục đầy đủ, có môi trường để rèn luyện,.. Và sống trên đời thì sẽ có thử thách những chúng ta chưa có vững kiến thức để phân biệt được đâu đúng đâu sai thì rất đễ bị bọn người xấu lợi dụng và gây ra hậu quả khôn lường về sau. Thậm chí chính bản thân mình sẽ đi trên con đường sa trái "Tệ nạn xã hội". Nhiều người biết đó là việc làm sai trái vậy tại sao họ vẫn cứ làm? Là vì họ nhìn về một phía cạnh nào đó thấy bạn thân mình chỉ làm sai một ít nên không đáng lo ngại vì ngoài kia có nhiều người làm sai nhiều hơn… Vậy thử hỏi cái xã hộ này ai cũng làm sai thì có còn trật tự nữa hay không? Và đã bao giờ tự cảm nhận thái độ và suy nghĩ của những người bị hại hay chưa? Làm sai thì phải biết đường sửa thế mới là một con người tốt.
Qua đó chúng ta đã khẳng định được rằng môi trường sống góp phần rất quàn trọng trong đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Và từ đó chúng ta phải biết chọn nơi mà chơi, phù hợp với bản thân mình. Và việc học tập cũng vậy hãy nên học những điều tốt đẹp của người ta và chừa những điều xấu lại. Và hãy sửa cho người đó để môi trường ở đó luôn tốt đẹp.
Từ câu tục ngữ “Gần mựu thì đen gần đèn thì sáng” đã giúp chúng ta hiểu thêm được nhiều điều trong cuộc sống. Phải biết học hỏi bạn bè một cách chọn lọc. Tránh xa những cái xấu và luyên rèn luyện cho bản thân những đức tính tốt.
A. Biện pháp nghệ thuật là :
- Dùng từ trái nghĩa : đen - sáng
- Dùng điệp ngữ : điệp từ thì - gần
B. Có. Vì Nếu sống ở 1 môi trường tốt thì sẽ học được những điều tốt.
Nếu sống ở 1 môi trường xấu thì sẽ học được những điều xấu, có hại